Hình ảnh lũy tre làng liệu có còn xa lạ với giới trẻ hiện nay hay không?

Với quá trình đô thị hóa, ngày nay ở vùng nông thôn lũy tre dần dần không xuất hiện nhiều nữa. Kí ức về lũy tre làng vẫn hiện hữu trong tâm trí của những người con xa quê. Tự hỏi tuổi thơ của biết bao người liệu còn giữ được. Mỗi người chúng ta đang cố gắng tìm cách lưu giữ tuổi thơ của chính mình. Trong văn thơ? Không phải ai cũng có thể hiểu được hết giá trị cốt lõi của nó. Trong phim thì sao? Không phải ai cũng có nhiều thời gian để xem rồi ngẫm lại. Còn trong tranh ảnh? Có lẽ đang là sự lựa chọn hàng đầu. Bởi lẽ nó đa dạng về thể loại cho người dùng thỏa sức lựa chọn.

Điển hình như tranh chủ đề làng quê. Nào đâu là hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình. Rồi những cánh đồng lúa chín với cánh cò bay thẳng tắp. Hình ảnh lũy tre làng cũng như vậy. Tranh đính đá lũy tre làng là một bức tranh miêu tả lại khung cảnh lũy tre làng ở nông thôn Việt Nam. Với gam màu tươi tắn mang lại khung nhìn thoáng với gam màu xanh lá làm chủ đạo. Tranh đá quý vốn có rất nhiều thể loại cho chúng ta lựa chọn. Tuy nhiên tranh đính đá lũy tre làng mang lại cho gia chủ cảm giác dễ chịu thoải mái và cảm giác yên bình lạ thường.

Tranh đính đá Làng quê mùa gặt (Y8324)
Tranh đính đá Làng quê mùa gặt (Y8324)

Cây tre mang những đặc thù gì?

Tre xuất hiện ở nhiều nơi, từ đồng bằng đến miền núi. Chúng là loài cây có thể sống ở vùng đất khô cằn, thiếu dinh dưỡng. Vỏ thân tre nhẵn mịn, sờ mát lạnh cả bàn tay. Thân tre thẳng tắp, được chia thành nhiều đốt đến nỗi em không đếm xuể. Nhưng có lẽ không có cây tre nào trăm đốt như trong truyện cổ tích “cây tre trăm đốt” như lời bà kể. Thân tre gầy gộc và rỗng ở bên trong. Nhưng chúng có một sức sống bền bỉ và bám sát lấy nhau như sức mạnh đoàn kết cho dân tộc.

Lá tre mọc thon thon dài có màu xanh mơn mởn với gân lá song song với nhau. Khi nàng gió đến, những chiếc lá rì rào như một khúc nhạc đồng quê.Những âm điệu này là lời của gió hay của tre kể về cuộc đời mình. Tôi cũng chẳng biết nữa chỉ biết rằng nó rất hay.  Khi tre chưa lớn thì gọi là măng hoặc tre non. Chúng biểu tượng cho lớp nhi đồng học giỏi, chăm ngoan. Ấy vậy mới có câu hát “em là búp măng non em lớn lên trong mùa cách mạng”. Tre mọc thành từng rặng chứ không sống riêng lẻ. Ấy vậy mà khi nhắc đến tre người ta thường liên tưởng đến tinh thần đoàn kết của một dân tộc.

Rễ cây thuộc loại rễ chùm giúp cây bám chắc vào đất hút chất dinh dưỡng. Chắc hẳn ít người được nhìn thấy hoa tre. Bởi mỗi cây chỉ ra hoa một lần. Và sau lần ra hoa ấy cây sẽ trở nên già nua và yếu dần. Nhường chỗ cho những cây tre non mới mọc.

Cây tre biểu tượng cho con người và dân tộc Việt Nam

Cây tre đứng ở đầu làng hòa cùng sắc màu cổ kính của cây đa, cổng làng. “Tre xanh, xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”. Em cũng không biết cây tre có từ bao giờ. Chỉ nghe thấy ông nội kể nó xuất hiện từ lâu lắm rồi. Từ hồi đất nước còn chiến tranh , nghèo đói, khó nhọc.

Y8214 Tranh đính đá Phong cảnh Việt Nam kích thước trung bình 120x55 cm
Y8214 Tranh đính đá Phong cảnh Việt Nam kích thước trung bình 120×55 cm

Cây tre như người bạn đồng hành của con người trong suốt thời kì kháng chiến cho đến tận bây giờ.

Trong thời kì kháng chiến, tre là một vũ khí lợi hại giúp đánh tan đế quốc xâm lược. Điển hình như trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938. Ngô Quyền đã dùng tre vót thành các cọc nhọn đóng trên sông Bạch Đằng. Thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách. Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do thủy triều rút. Cây tre tuy nhỏ nhưng đã góp phần quan trọng vào chiến thắng lấy lừng của dân tộc ta. Hình ảnh tre in dấu bao trang lịch sử hào hùng của dân tộc, từ những câu chuyện đánh giặc trong truyền thuyết Thánh Gióng khi xưa.

Và khi đất nước bình yên, nhân dân ta bắt tay vào công cuộc đổi mới thì sao? Tre cùng người dân dựng lên những cột nhà vững chắc. Tre nứa đan thành rổ, thành rá phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân.

Cây tre biểu tượng cho ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc

Tre mọc thành lũy tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Tinh thần đồng sức đồng lòng đánh đuổi giặc ngoại xâm, một lòng giữ bình yên cho Tổ Quốc. Tre hàng đời nay vẫn đứng ở đó. Chúng như một nhân chứng lịch sử, chứng kiến bao hy sinh của người lính. Tre như mang trong mình dòng máu đỏ nhiệt huyết và kiêu hùng của đất Việt. Màu tre xanh hòa cùng máu máu đỏ lấp lánh ngôi sao vàng. Tre đi cùng năm tháng, khắp mọi miền đất nước.

Người xưa thường có câu: “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất”. Tre là biểu tượng của sự dũng cảm, bất khuất. Là biểu tượng của lối sống ngay thẳng, kiên cường. Chính vì lẽ đó mà tre được xếp vào một trong 4 loại cây tứ quý Tùng – Trúc (tre) – Cúc – Mai.

Tre đã dần trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam như thế đấy. Không chỉ trong thời chiến mà đến hôm nay và mãi mãi sau này, tre vẫn làm xốn xao trái tim của hàng triệu người dân Việt Nam.

Y8133 Tranh đính đá Bức họa sông quê kích thước trung bình 120x65 cm
Y8133 Tranh đính đá Bức họa sông quê kích thước trung bình 120×65 cm

Tre đã đi vào đời sống sinh hoạt của con người như thế nào?

Ngày trước hầu hết đi đến làng nào cũng đều có các rặng tre. Tre có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày. Tre dùng để làm cột nhà, làm công cụ sản xuất như cán cuốc, cán cào…Tre còn là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình- đó là những đôi đũa tre. Đũa tre vừa thân thiện, giá thành hợp lý và dễ sử dụng hơn đũa làm bằng chất liệu khác như inox…

Ông bà nội tôi gắn bó với nghề đan rổ từ hồi còn trẻ như tôi bây giờ vậy. Để ra được một sản phẩm thì đó là cả một quá trình rất kì công. Suốt bao năm tháng tre gắn bó với ông bà như người bạn, người thân vậy. Bây giờ ông bà già rồi nhưng vẫn hằng kể cho con cháu nghe về “cái nghề” của chính mình.

Ngày nay, do nhu cầu sử dụng yêu cầu khắt khe hơn. Tre còn được dùng làm đồ nội thất như bàn, ghế trong gia đình. Nhiều làng nhờ có nghề mây tre đan mà cuộc sống của người dân được cải thiện.

Tranh đính đá phong cảnh làng quê

Lũy tre làng trong kí ức của tôi dữ dội lắm. Còn bạn thì sao?

Lũy tre xanh tỏa bóng mát soi bóng một phần tuổi thơ tôi ở đó. Những buổi trưa hè chúng tôi thường rủ nhau ra rặng tre đầu làng. Dưới gốc cây mát là nơi vui chơi lý tưởng của bọn trẻ nhỏ. Tre chứng kiến cả tuổi thơ ngây dại của chúng tôi. Tuổi thơ ấy gắn liền với những trò chơi giân gian như ô ăn quan, nhảy dây, chuyền chắt…Bọn con gái như tôi thường hay ngắt những búp lá non xỏ vào thành từng xiên vòng đẹp mắt. Cây tre như người mẹ thứ 2 dang vòng tay che mát cho chúng tôi. “Mẹ” như tấm lưng cho chúng tôi dựa vào học bài. Rồi “Mẹ” mang những làn gió mát ru chúng tôi những giấc ngủ trưa hè. Mỗi khi nàng gió ghé thăm, những chiếc lá đan vào nhau như một bản giao hưởng mùa hè. Cùng tiếng ve râm ran làm rạo rực cả không gian nơi đây. Những chú trâu nhìn thế mà cũng biết thưởng thức ra phết. Cái tai vểnh vểnh như khán già đang tận hưởng một bản nhạc hay vậy.

Kết luận

Hình ảnh cây tre đã đi vào đời sống người dân Việt cả về vật chất lẫn tinh thần. Tre luôn là biểu tượng đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, khi cuộc sống được đô thị hóa thì hình ảnh lũy tre tại những vùng quê thưa dần. Còn đâu những buổi hẹn hò rủ nhau đi chơi, rồi những giấc ngủ trưa hè dưới những rặng tre làng. Hiện tại cuộc sống của tôi đầy đủ hơn nhiều, tôi đang dần tìm đến những gì thuộc về kí ức. Để hàng ngày tôi có thể ngắm nhìn và kể cho con tôi nghe về tuổi thơ của chính tôi. Những bức tranh quê với những rặng tre xanh ngát, bên cạnh dòng sông tuổi thơ như đưa tôi về miền kí ức. Chúng làm cho tâm hồn tôi được thư giãn, thanh thản giữa cuộc sống bộn bề, bon chen.

5/5 - (21 bình chọn)

One thought on “Hình ảnh lũy tre làng liệu có còn xa lạ với giới trẻ hiện nay hay không?

  1. Đỗ Năng Xuân nói:

    Nguy quá minh muốn tìm hình ảnh lũy tre thì lại toàn thấy là búi tre hay bụi tre .. co lẽ thế hệ nay không ai còn biêt phân biệt giữa lũy tre khác với bui tre

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *