Bạn muốn căn nhà của mình trở nên gần gũi, thân quen. Bạn muốn tìm lại những gì thuộc về kí ức. Bạn đang trăn trở không biết nên làm như thế nào? Một gợi ý cho bạn là hãy đến với tranhmolilasa.vn, bạn sẽ tìm được thứ mình muốn.
Hiện nay có rất nhiều vật dụng dùng để trang trí cho ngôi nhà của bạn. Trong đó tranh là một trong những vật phẩm rất được ưa chuộng hiện nay. Bởi nó đa dạng về thể loại cũng như kích cỡ khác nhau. Bạn muốn căn nhà của bạn trở nên gần gũi, thân thuộc thì một gợi ý cho bạn là nên chọn tranh chủ đề làng quê.
Những bức tranh làng quê đẹp đang rất được ưa chuộng hiện nay. Bởi vẻ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng không kém phần sinh động đã thu hút ánh nhìn của biết bao người. Với cảnh người nông dân tham gia cày cấy, hình ảnh mái nhà tranh, cây đa, giếng nước, sân đình ….Tất cả đều rất mộc mạc nhưng toát lên vẻ đẹp khó cưỡng. Không những vậy mỗi bức tranh lại mang cho mình một ý nghĩa hết sức to lớn.
Trải dài mảnh đất hình chữ S, cùng với 3 miền Bắc – Trung – Nam thì hình ảnh làng quê lại được khắc họa một cách khác nhau. Mỗi một vùng miền sẽ có những đặc trưng riêng, mang nét đẹp riêng.
Tranh phong cảnh làng quê Bắc Bộ
Làng quê Bắc Bộ gồm những tỉnh thành phía bắc Thanh Hóa. Từ lâu, Bắc Bộ được coi như là cái nôi của nền văn hóa Việt Nam. Tại đây, con người chịu ảnh hưởng nhiều của tín ngưỡng Phật giáo và Nho giáo.
Làng quê Bắc Bộ gắn liền với hình ảnh cây đa, giếng nước,sân đình, con trâu, cái cày….Chúng mang những nét đẹp đơn sơ, mộc mạc nhưng tiềm ẩn nhiều ý nghĩa sâu sắc:
Hình ảnh cây đa cổ thụ tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu.
Chúng ta thường bắt gặp hình ảnh này ở đầu làng hay ở các địa điểm di tích như đền, chùa. Chúng chứng kiến sự đổi thay của con người nơi đây. Nó là nơi để người dân quay quần bên nhau. Là nơi nghỉ ngơi thư giãn sau một ngày làm việc vất vả. Là nơi hẹn hò của các đôi trai gái.
Đi liền với cây đa là hình ảnh chiếc cổng làng.
Đó là nơi phân chia địa giới của làng. Thể hiện địa phận và sự uy nghiêm của mỗi làng. Cổng làng còn có ý nghĩa như một sự chào đón chân thành, hồ hởi của người địa phương dành cho khách. Chúng gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng, chứng kiến sự trưởng thành và kí ức của hầu hết người dân trong làng. Phía sau cánh cổng làng chính là sự kết nối gia tộc làng xã, là những nét chung về phong tục, tập quán, văn hóa riêng biệt, không hòa lẫn vào nhau.
Trong quần thể không gian kiến trúc của làng, giếng nước luôn được coi là chốn tâm linh.
Ngày xưa, thời ông bà ta cả làng mới có 1 cái giếng. Do đó nó rất được người dân coi trọng và giữ gìn. Là nơi người dân giặt giũ, rửa mặt, rửa chân tay sau khi đi làm về. Nghĩ lại thời con thơ ấu quên sao được những tiếng gọi ríu rít rủ nhau ra giếng nước đầu làng giặt giũ, vui biết bao. Đằng sau chúng là cả một hồi kí ức của người con trong làng. Cho dù sau này cuộc sống có tiến bộ. Nhà nhà ai ai cũng có bể nước riêng nhưng hình ảnh giếng nước đầu đình sẽ không hề phai nhạt trong kí ức của họ.
Đình làng là nét đặc trưng tiêu biểu nhất của làng quê Bắc Bộ.
Đình làng có kiến trúc đẹp sang trọng nhất làng. Đình làng là nơi thời thành Hoàng làng. Người có công xây dựng và phát triển của làng. Hàng năm vào dịp lễ hội, đình làng là nơi người dân tổ chức lễ rước kiệu, tiếng trống, tiếng chiêng để tôn thờ công lao của thành Hoàng làng. Ngoài ra, đình làng còn là nơi tổ chức các cuộc họp quan trọng trong làng. Do đó nó được người dân rất coi trọng và gìn giữ.
Từ bao đời nay, hình ảnh làng truyền thống đã in sâu vào tâm trí, gắn bó với tâm hồn nhiều thế hệ người dân làng quê Bắc Bộ. Cho dù ngày nay đã có nhiều đổi thay trong đời sống xã hội, nhưng nhiều làng quê vẫn giữ được nét đặc trưng tiêu biểu riêng của nó.
Con Trâu – Một biểu tượng của văn hóa Việt Nam.
Con trâu trở thành biểu tượng của nền văn minh lúa nước với hình tượng “con trâu đi trước cái cày theo sau”. Con trâu mang đậm phẩm chất của người nông dân. Với bản chất cần cù, hiền lành, gần gũi, hòa đồng chúng trở nên thân thuộc với tất cả mọi người.
Hình ảnh con trâu không những ở trong tranh ảnh mà còn tại cảm hứng trong thơ ca. Một số bài hát về con trâu như:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Tranh phong cảnh làng quê Trung Bộ.
Làng quê Trung bộ bao gồm các miền quê từ Thanh Hóa trở vào Bình Thuận và cả Tây Nguyên.
Nếu ở làng quê Bắc bộ thì hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình được khắc họa rõ nét. Thì đối với làng quê Trung Bộ thì hình ảnh này có vẻ mờ nhạt hơn.
Tranh phong cảnh làng quê Nam Bộ.
Với vẻ đẹp dịu dàng thanh tịch nơi đây luôn để lại ấn tượng sâu sắc. Với hình ảnh chiếc cầu khỉ cùng mái nhà đơn sơ. Cùng với con sông êm đềm, con thuyền, con đỏ nhỏ. Một vẻ đẹp thanh bình, mộc mạc, nên thơ. Bức tranh phong cảnh làng quê Nam Bộ có phần yên tĩnh hơn làng quê Bắc Bộ.
Làng quê Nam Bộ được chia thành nhiều xóm nhỏ. Mỗi xóm có một nghề riêng biệt như chài lưới, dệt may, trồng trọt. Còn ở làng quê Bắc Bộ chủ yếu là nghề trồng lúa nước.
Kết luận
Rất mong những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho các bạn. Một bức tranh làng quê tươi đẹp sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn. Hàng ngày khi được chiêm ngưỡng, ngắm nhìn các bức tranh làng quê nói chung bạn sẽ cảm thấy bình yên, thoải mái hơn sau cả một ngày làm việc mệt nhọc. Bức tranh là điểm nhấn ấn tượng giúp cho căn nhà của bạn trở nên ấn tượng và độc đáo hơn. Bức tranh phong cảnh làng quê có thể treo ở phòng khách, phòng làm việc và đặc biệt hiện nay rất được ưa chuộng tại các quán ăn cũng như các quán cafe bởi xu hướng hiện nay con người dần đang tìm về những gì thuộc về tuổi thơ, những gì gần gũi, mộc mạc và giản dị nhất.