Giải mã Bí ẩn của các Bộ Tứ nổi tiếng (4) trong văn hóa Phương Đông

Trong văn hóa phương Đông chúng ta có rất nhiều bộ với số lượng khác nhau. Tuy nhiên các bộ tứ (4) luôn là bộ mạnh nhất, thể hiện những vai trò quan trọng hàng đầu của mọi sự vật hiện tượng. Từ xa xưa, những nội dung về các bộ tứ đã được “các cụ” khắc họa vào trong văn hóa, tranh ảnh, thơ ca văn học,… Trong đó, các bộ tứ nổi tiếng nhất và phổ biến nhất có thể kể đến là tranh Tứ Bình, Tứ Quý, Tứ Linh…

Đây sẽ là bài có tính học thuật, mang nhiều tâm huyết và kiến thức nhất của tác giả về chủ đề bộ tứ. Hi vọng đem lại câu trả lời mà độc giả đang thắc mắc.



Các bộ tứ nổi tiếng thường gặp


Bộ “Tứ Bình – Tứ Quý”

Điểm chung của tranh Tứ Bình và Tứ Quý

Tứ Bình hay Tứ Quý đều là tranh thể hiện chu kỳ 4 mùa, thông qua các loài cây tượng trưng cho mùa đó. Đôi khi hình ảnh cây sẽ kết hợp với một loài chim điểu nào đó.

Bộ tứ bình, tứ quý chủ đạo là Mai Trúc Cúc Tùng, ứng với Xuân Hạ Thu Đông. Nó có rất nhiều biến thể tùy vào đặc trưng vùng miền và chủ ý của tác giả. Hoặc tùy vào người thích bức tranh như thế nào.

Ý nghĩa chung của bộ tứ quý, tứ bình là sự sung túc quanh năm như hoa nở bốn mùa.

Sự khác nhau của tranh tứ Bình với tranh Tứ Quý

Tranh Tứ Quý được làm từ chất liệu cao cấp như vải, gỗ, kim loại,… Còn tranh Tứ Bình thường làm từ chất liệu rẻ như giấy.

Tranh tứ bình cũng có thể được hiểu là tranh 4 loài hoa cắm trong 4 cái bình. Hoặc tranh bốn cái bình có vẽ 4 loài cây đại diện cho 4 mùa.

Tứ Quý là khái niệm trong nhiều lĩnh vực khác

Thật vậy, nếu chỉ giới hạn trong hội họa nghệ thuật thì hoàn toàn sai lầm. Tứ Quý còn là bộ 4 con số giống nhau. Không phải chỉ áp dụng trong cách luận số điện thoại, biển số xe, tài khoản,… như nhiều người nghĩ. Mà nó thực sự là sự tồn tại đứng đầu trong các trò chơi, đánh bài hàng đầu.

Chẳng hạn trong bài Tiến lên, tứ quý của 4 lá bài yếu nhất cũng có thể diệt lá bài mạnh nhất của đối thủ. Trường hợp này, đối thủ bị tứ quý tiêu diệt thường phải chịu một thiệt hại đặc biệt nào đó.

Trong bài Mậu Binh (chia 13 lá/ người), Tứ Quý (Four of a Kind) cũng là sự tồn tại chỉ kém Thùng Phá Sảnh (5 quân đồng chất tăng dần).

Một loại bài nổi tiếng của giới bài bạc chuyên nghiệp là Poker (hay còn gọi Xì Tố, chia 5 lá/ người). Ở thể loại này Tứ Quý cũng chỉ sau Thùng Phá Sảnh và biến thể Thùng Chúa (tiến tới Át chủ bài). Tuy nhiên biến thể của Tứ Quý khi kết hợp với quân Joker sẽ trở thành bộ Thùng Quỷ sức mạnh vô song.

Tóm lại, “bộ tứ” thường thể hiện 4 sự vật, hiện tượng, con người, tư tưởng, văn hóa,… mà nổi bật nhất trong cùng một phạm vi so sánh nào đó.


Bộ “Tứ Linh”

Linh ở đây là Linh vật, gồm 4 con vật thuộc 4 loài. Và cũng như Tứ Quý, chúng cũng có biến thể tùy vùng miền. Tứ Linh được các triết gia đặt ra từ hiểu biết Tứ Tượng (Tứ Thánh Thú).

Tứ Thánh Thú trong Tứ Tượng
Tứ Thánh Thú trong Tứ Tượng

Tứ Thánh Thú

Tứ Thánh Thú (hay Tứ Tượng) là 4 chòm sao thiên văn học, mỗi chòm gồm 7 chòm sao nhỏ hơn, tổng cộng 28 chòm sao mà Trung Hoa đã nhìn ra từ thời cổ. Nó đại diện cho 4 hướng Đông Tây Nam Bắc. Đây là một trong các bộ tứ nổi tiếng hàng đầu trong văn hóa phương Đông.

La bàn Tứ Tượng và 28 chòm sao nhỏ
La bàn Tứ Tượng và 28 chòm sao nhỏ
Thanh Long (青龙)
  • Chòm sao Thanh Long của phương Đông thuộc hành Mộc. Là chòm sao biểu tượng của mùa Xuân. Đại diện cho tiềm lực và sự hộ vệ cho sức mệnh. Hình ảnh tượng trưng là con Rồng Xanh. Thanh Long được hợp thành từ 7 chòm sao: Giác (Cá sấu), Cang (rồng), Đê (cu li), Phòng (thỏ), Tâm (cáo), Vĩ (cọp) và Cơ (báo). Thanh Long là thánh thú đứng đầu trong Tứ Linh. Vị trí phong thủy là bên Trái.
Thanh Long trong Tứ Tượng
Thanh Long trong Tứ Tượng
Chòm sao Thanh Long trong Tứ Tượng
Chòm sao Thanh Long trong Tứ Tượng
Chu Tước (朱雀)
  • Chòm sao Chu Tước của phương Nam thuộc hành Hỏa. Là chòm sao biểu tượng của mùa Hạ. Đại diện cho năng lượng, ánh sáng và hộ vệ sự phát triển. Hình ảnh tượng trưng là Chim Sẻ Lửa (giống Phượng Hoàng nên hay bị nhận lầm là Phượng Hoàng). Chu Tước được hợp thành từ 7 chòm sao: Tỉnh (bò), Quỷ (dê), Liễu (hoẵng), Tinh (ngựa), Trương (nai), Dực (rắn) và Chẩn (giun). Vị trí của Chu Tước trong phong thủy là phía Trước.
Chòm sao Chu Tước trong Tứ Tượng
Chòm sao Chu Tước trong Tứ Tượng

Chu Tước cũng trở thành cái tên mà một số truyện, tiểu thuyết sử dụng cho nhân vật nữ nóng nảy, và nóng bỏng. Chẳng hạn truyện “Rể quý trời cho” – một tiểu thuyết Chủ tịch Võ Hiệp hiện đại. Đây là nhân vật nữ đẹp, có sức mạnh thiên phú, tính khí như lửa.

Bạch Hổ (白虎)
  • Chòm sao Bạch Hổ của phương Tây thuộc hành Kim. Là chòm sao biểu tượng của mùa Thu. Đại diện cho sự bảo vệ an toàn và quyền uy. Hình ảnh tượng trưng là con Cọp Trắng. Được hợp thành từ 7 chòm sao: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn). Vị trí trong phong thủy là bên Phải.
Chòm sao Bạch Hổ trong Tứ Tượng
Chòm sao Bạch Hổ trong Tứ Tượng
Huyền Vũ (玄武)
  • Chòm sao Huyền Vũ của phương Bắc thuộc hành Thủy. Là chòm sao biểu tượng của mùa Đông. Đại diện cho vận mệnh và hộ vệ cho may mắn, sức khỏe và tuổi thọ. Hình ảnh tượng trưng là cặp Rùa và Rắn. Được hợp thành từ 7 chòm sao: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím). Vị trí của Huyền trong phong thủy là phía Sau.
Chòm sao Huyền Vũ trong Tứ Tượng
Chòm sao Huyền Vũ trong Tứ Tượng

Sưu tầm:

Hình dạng khởi nguyên của Huyền Vũ là con rùa màu đen và một con rắn. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về thủy tổ của người Trung Quốc, với Phục Hy là tổ phụ là tổ phụ và Nữ Oa là tổ mẫu, hình tượng của Phục Hy là hình rắn và Nữ Oa là hình rùa, tượng trưng cho sự trường tồn và sức mạnh.
Ngoài ra, Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo Giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại Đế. Ông còn có các tên khác là Thượng Đế Tổ Sư, Đãng Ma Thiên Tôn, Hỗn Nguyên Giáo Chủ, Bắc Cực Huyền Linh Đại Đế. Ông có hai con vật thiêng là Linh quy và Thần xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Huyền Vũ tượng trưng cho mùa đông và sao Thủy là hành tinh đại diện cho Huyền Vũ. Sao Thủy hiện thân cho sự thông thái, sự ổn định và trường thọ.
Hoàng Lân

Và trung tâm của tứ Tượng là Hoàng Lân (kỳ lân vàng) thuộc hành Thổ. Cái này đại diện cho chủ thể, là chúng ta, là trái đất. Nó cai quản Tứ Tượng, và không thuộc về Tứ Tượng.

Trong thiên văn thì Hoàng Lân là Trái Đất. Còn trong phong thủy thì Hoàng Lân là nơi đặt móng xây nhà. Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ có thể là núi, mô đất, địa hình cao, hoặc dòng sông để bảo vệ. Còn Chu Tước là hồ nước, ao nước rộng rãi thoáng đãng.

Tứ Tượng còn là khái niệm trong Âm Dương – Bát Quái. Trong đó Hư vô sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái. Âm Dương – Bát Quái là bộ môn có độ phức tạp thâm sâu trong triết học phương Đông cổ xưa. Ứng dụng nhiều trong tử vi, đời sống, quân sự,…

Tứ Linh ở từng nơi

Từ nguồn gốc của của Tứ Thánh Thú, Tứ Linh cũng ra đời trong văn hóa và triết học cổ xưa. Mỗi nơi Tứ Linh có khác nhau. Ví dụ ở Việt Nam thì Tứ Linh là Long – Ly – Quy – Phụng. Tức là Rồng – Kỳ Lân – Rùa – Phượng hoàng. Đại diện cho 4 đại nguyên tố của trời đất là Nước – Gió – Đất – Lửa. Bốn yếu tố này cũng là các hệ pháp thuật theo truyền thuyết cổ xưa.

Long – Rồng trong Tứ Linh

Khác với Tứ Thánh Thú của Trung Quốc. Rồng của Việt Nam lại là hệ Thủy, đại diện cho nguyên tố Nước. Rồng có chín đặc điểm quan trọng sau:

  1. Mình Rắn
  2. Vẩy cá chép (9×9 = 81 vảy dương và 9×4 = 36 vảy âm)
  3. Đầu của lạc đà
  4. Sừng của hươu
  5. Mắt của tôm hùm
  6. Lòng bàn chân của hổ
  7. Móng vuốt của chim ưng
  8. Mũi, Bờm, Đuôi của sư tử
  9. Mồm của chó

Rồng là linh vật trong trí tưởng tượng của con người.

Ly – Kỳ Lân trong Tứ Linh

Kỳ Lân là tên ghép. Trong đó Kỳ là con đực, Lân là con cái. Hình dang của Kỳ Lân cũng không thống nhất ở nhiều nền văn hóa.

Đối với Trung Hoa thì Kỳ Lân là con Tì Hưu (cái con vật mà chỉ ăn chứ không ị). Tì Hưu có đầu của sư tử, bờm của rồng, thân của gấu. Toàn thân Tì Hưu có vảy rồng, đầu lại có sừng, lưng thì có cánh. Tì Hưu được xem là hình tượng phong thủy tài lộc.

Thế nhưng ở nhiều nơi, tạo hình của Kỳ Lân lại có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rồng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò.

Một tạo hình khác của Kỳ Lân là Long Mã. Một hình tượng theo truyền thuyết vua Vũ trị thủy. Long Mã còn có nghĩa là tung hoành (dọc ngang). Vì Rồng bay thẳng lên, Ngựa thì chạy ngang.

Ở Châu Âu, Kỳ Lân là Unicorn (ngựa trắng một sừng), một sinh vật huyền thoại. Phiên bản trưởng thành, ngựa một sừng Unicorn còn có cánh trắng. Tuy tạo hình của ngựa, nhưng còn có râu của dê, đuôi của sư tử, móng kiểu trâu bò nên nhìn kỹ thì không giống ngựa bình thường.

Kỳ Lân là biểu tượng của lòng từ bi, và kỳ lân còn mang biểu tượng của tình yêu trong sáng và hôn nhân chung thủy.

Quy – Con Rùa trong Tứ Linh

Trong bộ Tứ Linh của Trung Quốc, Quy được mô tả là con rùa đầu rồng. Còn ở Việt Nam thì Rùa vẫn là Rùa. Rùa có tuổi thọ cao, và cũng được xem là cao quý, được tôn thờ. Hình tượng rùa tượng trưng cho hạnh phúc, phát triển và sự chịu đựng.

Phụng – Phượng Hoàng trong Tứ Linh

Phượng Hoàng cũng là tên ghép. Trong đó phượng là con mái và Hoàng là con trống. Phụng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc.

Phượng Hoàng cũng mang nguyên tố Lửa và dễ bị nhầm lẫn với Chu Tước như đã nói ở trên. Tuy nhiên hiểu lầm nhiều nhất lại là giữa Loan với Phụng. Thực ra Phụng (Phượng Hoàng) là thuộc Thần giới, sinh ra đã có dòng máu thần thú. Còn Loan là tu luyện mà thành, và có thể trở thành thần hoặc yêu quái.

Trong lưỡng nghi, thì Phụng thuộc nghi âm, đại diện cho người đàn bà. Long thuộc nghi dương, đại diện cho người đàn ông. Thời phong kiến, Long Phụng thường dùng trong hoàng gia để thể hiện sự cao quý.


Tứ Đại Nguyên Tố

Tứ Đại Nguyên Tố hay còn gọi là Tứ Đại gồm: Thủy – Thổ – Phong – Hỏa. Chúng gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết. Và cũng ý nghĩa thực tế trong cuộc sống.

Tứ đại giai không

Tứ Đại Giai là một khái niệm trong văn hóa dân gian Trung Quốc, nó miêu tả bốn giai cấp lớn trong xã hội Trung Quốc truyền thống. Bốn loại giai cấp này bao gồm:

  1. Giàu có: Những người có tài sản và giàu có, thường được coi là tầng lớp thượng lưu của xã hội.
  2. Quý tộc: Những người có tổ tiên là quan lại, quân sự hoặc có vị trí xã hội cao.
  3. Quyền lực: Những người có quyền lực, thường là các chính trị gia, quan chức hay doanh nhân thành đạt.
  4. Danh vọng: Những người có danh tiếng, nổi tiếng vì tài năng, thành tựu hoặc đóng góp cho xã hội.

Tứ Đại Giai thường được sử dụng để miêu tả các tầng lớp xã hội và được coi là tiêu chuẩn để đo lường thành công và định vị trong xã hội Trung Quốc, cũng giống các xã hội như Việt Nam,… Tuy nhiên, trong Phật giáo, những thứ này không phải là mục tiêu cuối cùng của cuộc sống, mà sự giải thoát khỏi vòng xoáy sinh tử luân hồi mới là mục tiêu tối thượng của tu tập và hành trình tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống.

Tứ đại khổ không

“Tứ đại khổ không” là một khái niệm trong Phật giáo, nó miêu tả bốn khổ đau lớn của con người trong cuộc sống. Bốn khổ đau đó bao gồm:

  1. Sinh: Sự khổ đau của việc ra đời, phải chịu sự giới hạn và những cảm xúc phức tạp của cuộc sống.
  2. Lão: Sự khổ đau của việc già đi, mất đi sức khỏe và nhan sắc, bị suy yếu và đối diện với nguy cơ mắc các bệnh tật.
  3. Bệnh: Sự khổ đau của bệnh tật, đau đớn và khó chịu.
  4. Tử: Sự khổ đau của cái chết, đối diện với sự chấp nhận mất mát và sự không trở lại của sự sống.

“Tứ đại khổ không” được coi là thứ chúng ta phải chấp nhận và là một lời cảnh tỉnh, khiến chúng ta nhận ra rằng cuộc sống không thể tránh khỏi những khó khăn và nỗi đau. Tuy nhiên, thông qua tu tập và trau dồi nhận thức, chúng ta có thể tìm thấy sự giải thoát khỏi khổ đau và đạt được sự bình an và niềm vui trong cuộc sống.

Thân tứ đại

Thân Tứ Đại là một thuật ngữ được sử dụng trong võ thuật Trung Hoa để miêu tả bốn bộ phận chính của cơ thể con người, bao gồm:

  1. Thân: Cơ thể
  2. Tâm: Tâm hồn, tinh thần
  3. Tướng: Khuôn mặt, diện mạo
  4. Hậu: Sức khỏe, thể lực

Thân Tứ Đại được coi là bốn yếu tố quan trọng cần được rèn luyện trong võ thuật để trở thành một võ sĩ đích thực. Ngoài võ thuật, Thân Tứ Đại cũng được áp dụng trong cuộc sống hàng ngày của người Trung Quốc để miêu tả sức khỏe, tình trạng tinh thần và ngoại hình của con người. Nó cũng có thể được sử dụng để miêu tả sự cân bằng và đồng đều của các yếu tố khác nhau trong cuộc sống.

Thân tứ đại cũng được hiểu là cơ thể con người vốn được tạo ra từ Tứ Đại (đất, nước, gió, lửa), và nó chỉ là tạm bợ.

Tứ vô sở úy

Tứ vô sở uý là một thành ngữ Trung Hoa, được dùng để miêu tả tư cách và phẩm chất của một người đứng ở vị trí quan trọng trong xã hội nhưng lại không đủ tài năng và phẩm chất để giữ vững chính quyền và tôn vinh đức hạnh.

“Tứ” có nghĩa là bốn, “vô” nghĩa là không có, “sở uý” có nghĩa là khả năng và phẩm chất để lãnh đạo và quản lý. Vì vậy, Tứ vô sở uý còn được hiểu là bốn khả năng quản lý yếu kém, bao gồm: “không biết cách cai trị, không biết cách lãnh đạo, không biết cách quyết định và không biết cách giữ vững đạo đức.”

Tứ vô sở uý được sử dụng để chỉ ra rằng một người lãnh đạo hoặc quản lý không có đủ phẩm chất để đảm nhiệm trách nhiệm của mình. Thành ngữ này thường được sử dụng trong các tình huống xã hội và chính trị để chỉ ra những nhân vật hoặc những vị trí lãnh đạo không đủ năng lực và phẩm chất để đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội.

Tứ phương Trời

Một minh chứng độ quan trọng của bộ tứ. Tứ Phương là 4 phương trên la bàn. Nhiều người nhầm Tứ Phương là “Đông, Tây, Nam, Bắc”. Thực ra “Đông – Tây” là 1 phương thứ nhất, “Bắc – Nam” là 1 phương thứ hai. Bốn phương trời là cả hai phương còn lại “Đông Bắc – Tây Nam” và “Đông Nam – Tây Bắc”. Từ bốn phương này nhìn sang mỗi bên là một hướng. Vì vậy có tất cả 4 phương 8 hướng.

Bốn phương này là bốn phương chính để chia, và định vị các trục không gian mặt đất mà con người sinh sống. Các triết lý phong thủy như Bát Trạch cũng căn cứ trên những phương hướng trên la bàn.


Tứ Dân trong 12 tầng lớp xã hội

Tứ dân gồm có Sĩ → Nông → Công → Thương là 4 loại dân được coi trọng từ cao xuống thấp theo quan niệm phong kiến. Trong đó:

  • Sĩ là tầng lớp trí thức. Đa phần là người học hành và làm công việc liên quan đến tri thức, quan chức. Tầng lớp này được xem là có kiến thức sâu rộng trong các lĩnh vực.
  • Nông là tầng lớp người trồng trọt chăn nuôi, tạo ra nguồn sống chủ yếu, tạo sự ổn định xã hội.
  • Công là tầng lớp người làm thuê, làm sản xuất, làng nghề, làm tiểu thủ công mỹ nghệ. Họ tạo ra những sản phẩm nâng cao chất lượng xã hội.
  • Thương là tầng lớp kinh doanh buôn bán và vận tải. Thời xưa tầng lớp buôn bán thường bị đánh giá thấp hơn 3 tầng lớp lao động trên.

Còn lại ngành nghề khác không được phân loại, chẳng hạn ca kỹ,…

Ở giai cấp quyền quý thì có Tứ Hiệu. Ở phương Tây, Tứ Hiệu là Công ⇒ Hầu ⇒ Bá ⇒ Tử. Ở phương Đông, Tứ Hiệu là Công ⇒ Hầu ⇒ Khanh ⇒ Tướng. Tứ Hiệu này là 4 thứ bậc từ cao xuống thấp về quyền lực, địa vị xã hội.

Trong tầng lớp nông dân lại có Tứ Nghiệp: Ngư, Tiều, Canh, Mục:

  • Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản
  • Làm rừng, đốn củi, bán gỗ
  • Trồng trọt
  • Chăn nuôi

Chủ đề Ngư Tiều Canh Mục cũng được làm chất liệu cho nhiều tác phẩm hội họa.

Tổng hợp lại thành 12 tầng lớp xã hội phong kiến: Công – Hầu – Khanh -Tướng – Ngư – Tiều – Canh – Mục – Sĩ – Nông – Công – Thương. Nó còn được coi là “12 bến nước” mà phận con gái sẽ “vớ” phải.


Tứ Trụ

Nhắc đến Tứ Trụ, đa phần mọi người sẽ nghĩ đến “Tứ trụ triều đình”, là bốn chức quan lớn kiểm soát và gánh vác cả một quốc gia. Ở thời nhà Nguyễn thì đó là Tứ trụ Đại học sĩ, các thời khác cũng có tứ trụ triều đình. Tuy nhiên câu chuyện về tứ trụ triều đình chủ yếu nằm trong nghị luận chính trị.

Còn trong văn hóa đời sống Tứ Trụ được hiểu là Ngày Tháng Năm và Giờ sinh. Theo thuyết Tứ Trụ, thì mỗi con người sinh ra vào ngày giờ nào sẽ quyết định vận mệnh của người đó. Tuy nhiên, xem ra những dẫn chứng chỉ tập trung vào những vụ trùng hợp. Còn ở những người có tứ trụ thấp điểm lại làm quan to thì không ai nói đến cả. Hoặc sẽ tìm một lý do khác để hợp thức hóa hoàn cảnh của họ.

Việc coi trọng giờ sinh cũng ảnh hưởng không tốt đến việc sinh nở tự nhiên. Và ngày nay, quan niệm cũ đó đã nhạt phai dần.


Tứ thân phụ mẫu

Tứ thân phụ mẫu là hai người cha, hai người mẹ chung sau khi hai người kết hôn.


Tứ hành xung

Tứ hành xung là các cặp 4 con giáp kỵ nhau. Theo quan niệm tử vi thì khi ghép những người có Địa Chi trong bộ Tứ Hành Xung lại với nhau sẽ thường ít hòa khí. Có ba bộ tứ hành xung ứng với 12 con Giáp:

  • Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
  • Dần – Thân – Tị – Hợi
  • Tý – Ngọ – Mão – Dậu

Những con giáp này lần lượt cách nhau 3 tuổi.


Những bộ tứ “hàng đầu” Trung Hoa suốt mấy nghìn năm

Các bộ Tứ đại địa danh nổi tiếng

Địa danh trong mỗi lĩnh vực cũng được xếp hạng bộ tứ hàng đầu. Chẳng hạn ở Trung Quốc có:

  • Tứ đại Phật giáo danh sơn (4 ngọn núi Phật giáo nổi tiếng): Ngũ Đài sơn, Nga Mi sơn, Cửu Hoa sơn và Phổ Đà sơn
  • Tứ đại cổ thành (4 thành cổ nổi tiếng): Lãng Trung ở Tứ Xuyên, Lệ Giang ở Vân Nam, Bình Dao ở Sơn Tây và Hấp Huyện ở An Huy
  • Tứ đại cố đô (4 thủ đô nổi tiếng): Tây An, Lạc Dương, Bắc Kinh và Nam Kinh.
  • Tứ đại danh trấn (4 thị trấn phồn hoa nổi tiếng): Cảnh Đức Trấn ở Giang Tây, Chu Tiên Trấn ở Hà Nam, Hán Khẩu Trấn ở Hồ Bắc và Phật Sơn Trấn ở Quảng Đông
  • Tứ đại biệt xưng (4 cái tên thời xưa của đất nước Trung Quốc): Thần Châu, Cửu Châu, Hoa Hạ và Trung Nguyên. Mỗi tên này lại mang một ý nghĩa sâu sắc. Ví như Thần Châu được người Trung Hoa xưa hiểu là nơi có mối liên hệ với thần, một vùng đất linh thiêng. Bởi vậy, văn hóa Trung Hoa được xưng là do Thần truyền lại cho con người, cho nên trong lịch sử từ Thiên tử cho đến thần dân, tất cả đều lấy tín ngưỡng làm căn bản, xem đạo đức làm tôn chỉ, lấy sự kính trọng Trời và Thần, tu thân tích đức đặt ở vị trí trọng yếu.
  • Tứ đại danh các (chỉ bốn ngọn tháp ngắm cảnh nổi tiếng): Hoàng Hạc lâu ở Vũ Hán, Nhạc Dương lâu ở Nhạc Dương, Đằng Vương các ở Nam Xương và Bồng Lai các ở Bồng Lai
  • Tứ đại danh viên (4 khu vườn đẹp nổi tiếng): Chuyết Chính Viên và Lưu Viên ở Tô Châu, Di Hòa Viên ở Bắc Kinh và Tị Thử Sơn Trang ở Thừa Đức
  • Tứ đại thư viện (4 thư viện cổ nổi tiếng): Nhạc Lộc thư viện ở Hồ Nam, Bạch Lộc Đỗng thư viện ở Lư Sơn, Ứng Thiên Phủ thư viện ở Thương Khâu và Thạch Cổ thư viện ở Hành Dương

Các bộ Tứ đại nhân vật nổi tiếng

Nhân vật trong lịch sử cũng có những bộ tứ nổi tiếng hàng đầu được so sánh với nhau. Chẳng hạn ở Trung Quốc có:

  • Tứ đại mỹ nhân (四大美女): Là bốn người phụ nữ đẹp nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc là Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Quý Phi
  • Tứ đại tài nữ (四大才女): Thái Diễm, Lý Thanh Chiếu, Trác Văn Quân, Ban Chiêu. Đây là 4 người phụ nữ tài giỏi của Trung Quốc. Trong đó Thái Văn Cơ nổi tiếng giỏi đàn, cũng tinh thông thơ ca, văn chương. Ban Chiêu rất có tài hoa về văn học vào thời Đông Hán, Trung Quốc. Trác Văn Quân là người văn hay, đàn giỏi. Lý Thanh Chiếu là một tác gia vĩ đại trong nữ thi nhân và là một tác gia vĩ đại trong Tống từ.
  • “Tứ đại xú nữ”: Là chỉ 4 người phụ nữ, 4 người vợ có dung mạo xấu xí nhưng lại có tài năng xuất chúng và phẩm hạnh cao thượng. Họ là những người vợ đã giúp chồng làm nên sự nghiệp lớn lao trong lịch sử.
  • Tứ đại tài tử Giang Nam: Là chỉ bốn người được xưng là phong lưu tài tử nhất thời nhà Minh bao. Trong đó nhiều nhân vật chúng ta cũng biết qua phim ảnh. Gồm có: Đường Bá Hổ là một nhà thơ nổi tiếng đời nhà Minh, Văn Trưng Minh một họa sĩ nổi tiếng, Chúc Chi Sơn là nhà thơ nhà văn nổi tiếng, Từ Trinh Khanh đỗ tiến sĩ năm Hoằng Trị thứ 18 (1505).
  • Tứ đại hiền mẫu: Là 4 người mẹ đã một mình nuôi dạy con thành tài, nổi danh trong lịch sử. Tứ đại hiền mẫu bao gồm Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử – một đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc), Đào mẫu (mẹ của Đào Khản – danh tướng nhà Đông Tấn ), Âu Dương mẫu (mẹ của Âu Dương Tu – nhà văn nổi tiếng, nhà thơ lớn, nhà sử học, chính trị gia và đồng thời là một nhà làm từ xuất sắc đời Tống), Nhạc mẫu (mẹ của Nhạc Phi – nhà quân sự, danh tướng chống quân Kim thời Nam Tống).
  • Tứ đại danh y (四大名醫): Biển Thước, Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh, Lý Thời Trân
  • Tứ đại thiên vương (四大天王): 4 vị thần canh giữ trong các chùa Trung Quốc gồm Bắc Thiên vương Đa văn thiên, Nam Thiên vương Tăng trưởng thiên, Đông Thiên vương Trì quốc thiên và Tây Thiên vương Quảng mục thiên. Từ cuối thập niên 1980 ở Hồng Kông người ta cũng đưa ra danh hiệu Tứ đại thiên vương của Cantopop để chỉ nhóm bốn ca sĩ nổi tiếng Lưu Đức Hoa, Trương Học Hữu, Lê Minh và Quách Phú Thành
  • Tứ đại gia tộc (四大家族): Là 4 dòng họ có quyền lực chính trị và kinh tế rất lớn ở Trung Quốc đầu thế kỷ 20 gồm gia tộc Tưởng Giới Thạch, gia tộc Tống Tử Văn, gia tộc Khổng Tường Hi và gia tộc Trần Quả Phu – Trần Lập Phu
  • Chiến Quốc tứ công tử (战国四公子): Là 4 công tử có uy tín và danh tiếng lớn thời Chiến Quốc gồm Mạnh Thường quân Điền Văn nước Tề, Bình Nguyên quân Triệu Thắng nước Triệu, Tín Lăng quân Ngụy Vô Kỵ nước Ngụy và Xuân Thân quân Hoàng Yết nước Sở
  • Tứ Đại Danh Bổ: 4 vị bổ đầu nổi tiếng trong lịch sử

Các bộ Tứ đại tác phẩm nổi tiếng

Trong văn hóa nghệ thuật, các phẩm nổi đình nổi đám cũng được xếp thành bộ tứ. Đây cũng là ví dụ dẫn chứng của Trung Hoa:

  • Tứ Thư (四書): Đây là 4 tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Quốc, gồm Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử
  • Tứ Sử (四史) hay Tiền Tứ Sử: Là bốn bộ sử lớn đầu tiên trong số 24+ bộ sử Trung Quốc, gồm Sử ký của Tư Mã Thiên, Hán Thư của Ban gia, Hậu Hán Thư của Phạm Việp và Tam Quốc Chí của Trần Thọ
  • Tứ đại danh tác (四大名著): Là 4 tác phẩm văn học cổ điển Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du kýHồng lâu mộng
  • Tứ đại kỳ thư (四大奇書): Là 4 tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du kýKim Bình Mai.
  • Tứ đại cổ điển hý kịch: Là 4 vở kịch kinh điển của Trung Quốc, gồm Tây sương ký, Mẫu đơn đình, Đậu Nga oan và Trường sinh điện
  • Tứ đại bi kịch: Là 4 tác phẩm bi kịch nổi tiếng. Bao gồm: “Đậu nga oan” của tác giả Quan Hánh Khanh, “Hán cung thu” của tác giả Mã Trí Viễn, “Ngô Đồng Vũ” của tác giả Bạch Phác, “Triệu thị cô nhi” của tác giả Kỷ Quân Tường.
  • Tứ đại dân gian truyền thuyết (四大民间传说): Là 4 truyện cổ phổ biến trong dân gian Trung Quốc, gồm Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Bạch Xà truyện (Hứa Tiên và Bạch Nương Tử), Mạnh Khương NữNgưu Lang Chức Nữ. Cũng có sách cho rằng 4 truyền thuyết dân gian lớn của Trung Hoa là: Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Bạch Xà truyện (Hứa Tiên và Bạch Nương Tử), Ngưu Lang Chức Nữ và Thất Tiên Nữ.

Các bộ tứ đại nổi tiếng khác của Trung Quốc

  • Tứ đại phát minh (四大发明): Là 4 phát minh lớn của người Trung Quốc gồm la bàn, thuốc súng, nghề làm giấy và nghề in. Đây là những phát minh cơ bản tạo ra sự thay đổi rất lớn của thế giới.
  • Tứ đại danh tửu: Gồm 4 loại rượu nổi tiếng của Trung Quốc. Trong đó có Rượu Mao Đài, rượu Phần, rượu Lô Châu Lão Diếu, rượu Tây Phượng.
  • Tứ đại danh tú (四大名绣): Là 4 loại đồ thêu dân gian nổi tiếng ở Trung Quốc. Gồm: Tô tú 苏绣 của Tô Châu (Giang Tô), Tương tú 湘绣 của Hồ Nam, Thục tú 蜀绣 của Thành Đô (Tứ Xuyên), Việt tú 粤绣 của Quảng Đông.
  • Tứ đại danh cầm: Là 4 cây cổ cầm (thất huyền cầm) nổi tiếng ở Trung Quốc. Gồm: “Hiệu chung” 号钟 của Tề Hoàn Công 齐桓公, “Nhiễu lương” 绕梁 của Sở Trang Vương 楚庄王, “Lục Ỷ” 绿绮 của Tư Mã Tương Như 司马相如 và “Tiêu Vĩ” 焦尾 của Thái Ung 蔡邕.
  • Tứ khoái: Tứ khoái của con người là những ham muốn bản năng nhất, mang lại sự thoải mái là “ăn, ngủ, quan hệ, bài tiết”.

Việt Nam cũng có những bộ tứ nổi tiếng

Tứ đại danh họa của Việt Nam

Việt Nam có hai bộ tứ đại danh họa nổi tiếng được gọi là “tứ kiệt”:

  • Tứ đại danh họa thứ nhất của Việt Nam: Đó là nhất Trí – nhì Vân – tam Lân – tứ Cẩn. Trong đó: họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) là cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam; họa sĩ Tô Ngọc Vân (1908 – 1954) là người có công đầu trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam; họa sĩ Nguyễn Tường Lân (1906 – 1946) tiên phong trong việc đưa các màu nguyên chất vào tác phẩm và sử dụng chúng một cách hài hòa kể cả trên chất liệu lụa; và họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 – 1994) có tác phẩm hội họa đỉnh cao của Việt Nam là bức “Em Thúy”. Họ đều là những bậc nhân tài hàng đầu, và tiên phong trong sự đổi mới về hội họa.
  • Tứ đại danh họa thứ hai của Việt Nam: Đó là “Nhất Sáng, nhì Liên, tam Nghiêm, tứ Phái”.  Trong đó: họa sĩ Nguyễn Sáng (1923-1988) là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam; họa sĩ Dương Bích Liên (1924-1988) nổi tiếng nhất với chủ đề phụ nữ; họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (1922-2016) thì sử dụng chất liệu sơn mài truyền thống nhưng không mài, về sau là bột màu, giấy dó; họa sĩ được biết nhiều nhất trong bộ tứ kiệt này là Bùi Xuân Phái (1920-1988) với chủ đề tranh Phố. Có câu “Phố Phái, Gái Liên” nhằm chỉ hai danh họa trong bộ tứ này cùng chủ đề chủ đạo của họ.
Bộ tứ Sông Hồng

Bộ tứ sông Hồng là nói về 4 vị nhạc sĩ, bốn gương mặt lớn của âm nhạc đương đại Việt Nam là Trần Tiến, Nguyễn Cường, Dương Thụ và Phó Đức Phương.

v.v.v



Kết luận

Rõ ràng, bộ tứ luôn được xem trọng hàng đầu. Rất nhiều sự vật hiện tượng được mô tả theo với các bộ tứ nổi tiếng. Phim cổ trang, võ hiệp cũng thường sử dụng các bộ tứ như Tứ Đại Thiên Vương, Tứ Đại Sát Thủ, Tứ Đại Ác Nhân,….

Về ý nghĩa, các bộ tứ luôn thể hiện những sự tồn tại đứng đầu của mọi lĩnh vực. Đặc biệt, các thành phần trong bộ tứ luôn có quan hệ mật thiết. Có thể là đối xứng lẫn nhau. Chẳng hạn như bộ Tứ Bình, Tứ Quý bốn mùa thì có Đông và Hạ đối nghịch, và Xuân với Thu cũng đối nghịch về thời tiết. Khi có nghiên cứu lý luận sâu hơn về các bộ tứ, sẽ càng thấy chúng thâm sâu thú vị.

Nếu bạn có hứng thú với các bộ tranh tứ Quý, tranh Mona Lisa thực sự có rất nhiều mẫu đẹp để bạn tìm hiểu thêm.


Tranh thêu chữ thập

Tranh thêu Tứ Quý Xuân Hạ Thu Đông (MN0281)

Mã sản phẩm: MN0281
Giá: 579,000 
Kích thước: 150x90 cm

Tranh thêu chữ thập

Tranh thêu Tứ Quý Xuân Hạ Thu Đông (MN0275)

Mã sản phẩm: MN0275
Giá: 429,000 
Kích thước: 140x100 cm

Tranh thêu chữ thập

Tranh thêu Tứ Quý Xuân Hạ Thu Đông (MN0265)

Mã sản phẩm: MN0265
Giá: 579,000 
Kích thước: 150x100 cm
5/5 - (205 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *