Tranh thêu chữ thập Phu Thê Viên Mãn
Tranh thêu chữ thập Phu Thê Viên Mãn (Vợ chồng chim Công) là sản phẩm tranh chữ thập thêu kín của hãng tranh Monalisa. Đây là mẫu tranh thêu chữ thập Phu Thê Viên Mãn kích thước rộng trung bình. Phù hợp với những người yêu thích loại tranh khổ rộng trung bình.
✅ Kích thước tranh: 150×70 cm.
✅ Chủ đề tranh: Động vật, Chim Công.
✅ Mô tả: Cặp đôi chim Công (Khổng Tước) hạnh phúc bên nhau trong không khí thanh bình của làng quê với đầy cây và hoa. Thác nước phía sau cho thấy sự trù phú của miền đất này.
✅ Tranh phù hợp để treo ở phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc
❤️ Tranh mang thông điệp: Hạnh phúc và no đủ
✅ Các đối tượng nội dung xuất hiện trong tranh: Chim Công, Khổng Tước, Chim Hạc, Cây Trúc, Hoa Mẫu Đơn, Hoa Cúc, Mặt trời, Thác nước, Ngọn núi, Hồ nước
✅ Bộ sản phẩm gồm: Vải in màu sẵn, kim thêu, chỉ thêu.
✅ #tranhtheuchuthap #tranhchuthap #EDB106
Ý nghĩa tranh Phu Thê Viên Mãn (EDB106) là gì?
Để hiểu ý nghĩa của bức tranh Phu Thê Viên Mãn, ta cùng tìm hiểu ý nghĩa các thành phần góp mặt trong bức tranh sau đây:
Chim Công
Chim Công với bộ lông sặc sỡ, thường thể hiện sự sự phú quý. Hình ảnh đôi chim Công cũng thường để thể hiện sự gắn bó tình yêu của cha với mẹ, hay vợ với chồng. Những ai biết về Chim Công (Khổng Tước) sẽ biết giá trị bộ lông loài chim này rất cao. Nó tượng trưng cho sự đẹp đẽ, quyền uy và sang giàu. Bức tranh có hình con chim Khổng Tước có ý nghĩa chủ yếu là "Phú Quý", hoặc sự chung thủy gắn kết.
Khổng Tước
Không tước cũng chính là chim công. Là biểu tượng của sự cao sang quý phái và sự giàu có, hạnh phúc.
Chim Hạc
Chim Hạc không chỉ thể hiện tình yêu nếu đi theo cặp. Chúng còn được kết hợp với cây Tùng trong bộ Tùng Hạc Diên Niên để mang ý nghĩa trường tồn, sức khỏe. Nếu là một đôi chim Hạc và cây Tùng sẽ mang ý nghĩa bách niên giai lão.
Theo văn hóa phương Đông, đặc biệt là người Nhật Bản, thì chim Hạc là linh điểu. Truyền thuyết chim Hạc thần sống đến cả ngàn năm. Chúng tượng trưng cho tuổi thọ, sức khỏe, và cả sự trung thành trong hôn nhân.
Cây Trúc
Cây Trúc là một chi thuộc tông Tre. Là loài thực vận bản địa Châu Á. Theo chữ Hán thì Trúc là chỉ các loài thuộc tông Tre. Còn trong tiếng Việt, nó là một nhóm thuộc tông Tre, có thân nhỏ, thấp và lá thưa hơn. Cây Trúc được sử dụng nhiều trong đời sống như cây tre. Ngoài ra còn được dùng làm cây cảnh. Thân cây Trúc được dùng làm sáo.
Hoa mẫu đơn
Tranh hoa Mẫu đơn luôn mang ý nghĩa về sự giàu có thịnh vượng. Ngoài vẻ đẹp đến mê mẩn, sức hút đối với loài ong và bướm. Thì loài hoa này còn được nhiều nơi trọng vọng như một loài hoa đứng đầu của các loài hoa.
Tại Hoa Kỳ, Mẫu Đơn là loài hoa biểu trưng của bang Indiana. Năm Đinh Dậu 1957, Quốc hội bang Indiana đã thông qua một đạo luật chính thức tuyên bố hoa Mẫu Đơn là hoa biểu trưng của bang, thay thế cho cúc zinnia vốn là biểu trưng của bang này từ 1931.
Tại Nhật Bản, cây Mẫu Đơn còn được coi là một phương thuốc. Rễ của các loài mẫu đơn được dùng để điều trị chứng co giật. Tất nhiên, chủ yếu nó được trồng làm cây cảnh. Và người ta cũng cho rằng Mẫu Đơn là "vua của các loài hoa".
Tại Trung Quốc, loài hoa này được coi là biểu tượng lâu đời hơn các nước khác. Đến thời nhà Tống, hoa Mẫu Đơn được phong là "hoa vương", hay còn gọi là vua của các loài hoa. Tới nhà Thanh, năm 1903 thì Mẫu Đơn đã được tuyên bố là quốc hoa của nhà Thanh. Vào năm 2010, Trung Quốc cũng quyết định chọn Mẫu Đơn là quốc hoa. Và tại Trung Hoa, thì Mẫu Đơn đẹp nhất, nổi tiếng nhất là ở thành Lạc Dương. Cũng giống như Đà Lạt của Việt Nam, vùng đất nổi tiếng với các loài hoa đẹp vậy. Và hàng năm, tại Lạc Dương đều có hàng loạt triển lãm hoa Mẫu Đơn lớn nhỏ.
Có một điểm đặc biệt là các loài Mẫu Đơn tạo ra mật hoa ở bên ngoài các nụ hoa, khiến cho kiến rất yêu thích.
Hoa Cúc
Hoa Cúc có mệnh mộc, thường được thể hiện cho mùa thu. Còn ý nghĩa của chúng lại tùy thuộc phân nhóm, màu sắc. Chẳng hạn hoa cúc tím sẽ mang ý nghĩa tốt đẹp về tình yêu, về cuộc sống. Hoa cúc trắng lại thể hiện sự ngây thơ thuần khiết. Cúc vàng lại là biểu tượng của sự sống, niềm vui và phúc lộc.
Ý nghĩa của Mặt trời trong Phong Thủy
Mặt trời trong Lưỡng Nghi - Thái Cực
Trái ngược với nước, Mặt trời là nghi dương trong Lưỡng nghi, thuộc thái cực Dương (và hay được gọi là Thái Dương, tức là tính dương tuyệt đối). Mặt trời, do đó thể hiện sức mạnh tràn đầy năng lượng, cũng là nguồn năng lượng sống của vạn vật giống như nước. Chính mặt trời là nguồn năng lượng giúp nước vận hành. Nếu không có mặt trời, nước sẽ bị đóng băng. Nên mặc dù nước thiết yếu hơn cả mặt trời, nhưng để có nước, lại cần phải có mặt trời trước tiên. Mặt trời là yếu tố quan trọng nhất để hình thành các mùa trong năm.
Mặt trời trong Ngũ Hành
Mặt trời thuộc hành Hỏa trong Ngũ Hành. Mang mệnh hỏa và dương khí cực mạnh. Do đó sẽ làm ấm lên cuộc sống, chống lại sự lãnh lẽo, xua tan cảm giác cô độc. Dương khí mạnh còn giúp xua đuổi tà khí. Mặt trời và các vật thể mệnh hỏa khác (thậm chí cái bật lửa) đều được xem là vật phong thủy mang lại sự may mắn. Nó giúp gắn kết các mối quan hệ và giúp bạn được nhìn nhận đối với mọi người.
Yếu tố mặt trời trong bát quái:
Mặc dù Trời (thiên) là thuộc quái Càn. Nhưng Mặt trời lại thuộc quái Ly vì mang mệnh Hỏa. Đo đó rất hợp những gia chủ thuộc cung mệnh Đông Tứ Trạch. Những gia chủ mệnh Đông Tứ Trạch nhưng hướng nhà lại nằm về Tây Tứ Trạch thì có thể sử dụng tranh có mặt trời để bổ trợ cho mình và gia đình. (Lưu ý: Trong gia đình, hướng nhà lấy theo cung bát quái của chủ nhà - trụ cột gia đình, thường là người đàn ông có vai vế cao nhất). Đây là một trong những cách khắc chế khi hướng nhà không hợp tuổi dễ làm nhất.
Ý nghĩa tổng quan của mặt trời
Mặt trời là yếu tố quan trọng trong phong thủy. Nó mang theo dương khí và sức mạnh năng lượng vô biên, chống lại tà khí và hạn chế những thứ quá thiên về âm. Những bức tranh có mặt trời mọc (phía Đông) mang đến ý nghĩa của sự tươi mới, ngày mới, tràn trề sức khỏe và năng lượng tích cực. Tranh có yếu tố mặt trời thường mang ý nghĩa đem lại sức khỏe, may mắn và sự an toàn cho gia đình.
Thác nước có ý nghĩa gì?
Thác nước mang đầy đủ hàm ý, ý nghĩa của nước, đặc biệt là ý nghĩa nguồn sống của vạn vật. Tuy nhiên nó được nhấn mạnh bởi tính "động" và có định hướng rõ ràng. Sự chảy của thác nước có ý nghĩa mang nguồn sống tới từ đỉnh cao muôn trượng. Của nơi đầu nguồn linh thiêng và tinh khiết.
Những tranh thác nước thường được gọi là "Lưu thủy sinh tài" hoặc "Tài nguyên cổn cổn". Ý nghĩa là dòng nước chảy mang đến tài lộc. Do vậy, nếu đang mong cầu tài lộc thì thật không nên bỏ qua những bức tranh có hình ảnh thác nước. Vì nó là yếu tố tài lộc mạnh mẽ nhất trong phong thủy.
Những ngọn núi có ý nghĩa gì trong hội họa?
Núi và nghệ thuật:
Ý tưởng đơn sơ nhất của núi là dùng để tả cảnh. Những ngọn núi là sản phẩm được kiến tạo bởi bàn tay của mẹ thiên nhiên. Mỗi ngọn núi đều không giống nhau. Nó là những vật thể tạo hình thú vị, đồng thời phối hợp với nhau thành những bức tranh hùng vĩ, gây rung động lòng người.
Núi và giá trị trong Ngũ Hành:
Núi mặc dù được tạo lên từ "Thổ" trong Ngũ Hành. Nhưng những ngọn núi thường kèm với cây cỏ và nước. Những bức tranh có núi non thường không đơn thuần là khối đất đá, mà bao gồm cây cỏ, nước,.... Nên nó đem lại sự hài hòa giữa nhiều mệnh: Thổ, Kim, Thủy, Mộc, Hỏa. Núi cũng như hồ, nó chứa đựng cả một hệ sinh thái bên trong nó. Cổ nhân cũng chưa có trường hợp nào "kén" tranh vì có hình ảnh núi bao giờ. Và nếu ai cho rằng tranh có núi non là ý nghĩa lớn về ngũ hành thì có lẽ đó là một sự sai lầm. Không giống những bức tranh rừng cây, vốn hoàn toàn là hệ Mộc.
Ý nghĩa phong thủy của núi:
Những ngọn núi còn mang ý nghĩa điểm tựa vữa chắc. Những ngôi nhà đắc địa trong phong thủy được cho là phải có địa thế "Tọa sơn hướng thủy". Lưng tựa núi, mặt hướng biển được coi là tiêu chuẩn vàng trong phong thủy. Rất nhiều công trình chùa chiền hiện đại xây dựng để thu hút khách du lịch đã vận dụng địa thế siêu đắc địa này. Có lẽ, vì thế mà chúng có khả năng thu hút tài lộc rất mạnh.
Nghệ thuật tranh núi non, sơn thủy:
Tranh về chủ đề núi thường là chủ đề "Sơn thủy". Chúng có 3 dạng bố cục chính là: Cao Viễn đồ, Bình Viễn đồ, Thâm Viễn đồ. Trong đó:
- Cao Viễn đồ (tranh cao lớn, hùng vĩ và xa xôi): Tranh phong thủy theo bố cục cao viễn đặt núi làm nội dung chủ đạo. Tranh hiện ra là phong cảnh cao lớn và hùng vĩ.
- Bình Viễn đồ (tranh bằng phẳng và xa xăm): Tranh bố cục theo dạng Bình Viễn là tranh có phong cảnh mênh mông và xa xăm. Không chỉ có ý nghĩa về sự ít gồ ghề, bằng phẳng. Chữ Bình còn có ý nghĩa là cảm giác bình yên. Trong tranh Sơn Thủy theo bố cục Bình Viễn, nước thường được xem là chủ đạo và chiếm nhiều diện tích trên hình. Phía xa xa sẽ có nhấp nhô những ngọn núi chập chùng. Hoặc có thể chỉ là một góc núi ở bên cạnh tranh (không có trong trọng tâm). Tranh bố cục Bình viễn cũng thường có cảnh con thuyền và người (ông già) đánh cá, hoặc các ông tiên đánh cờ, luận thi ca trên mỏm đá.
- Thâm Viễn đồ (tranh xa xăm và có chiều sâu): Với bố cục Thâm Viễn đồ, phong cảnh thường có góc nhìn từ trên cao xuống, thể hiện không gian sâu rộng. Tranh thường có thung lũng, hoặc hang động, hay mây mờ để tạo lên sự huyền bí, vắng vẻ và tĩnh mịch. Những nơi "vùng sâu vùng xa" lại là nơi núi non hiểm trở chính là nơi yên tĩnh cho các ẩn sĩ lánh đời.
Như vậy, mỗi bố cục tranh Sơn Thủy đem lại những ý đồ và ý nghĩa rất khác nhau. Nhưng tựu chung, ngọn núi là biểu tượng của "điểm tựa" và sự hỗ trợ.
Mặt hồ có ý nghĩa ra sao?
Cũng là một hình ảnh chứa yếu tố nước. Nhưng hồ nước lại khác biệt với thác nước hay dòng sông. Bởi hồ nước là vật "tĩnh". Cùng là chứa đựng nguồn sống, tài lộc. Nhưng lòng hồ thường sâu hơn, và rộng lớn hơn. Với dung tích lớn ấy, nó chứa đựng được một nguồn tài nguyên vô cùng lớn.
Mặt hồ thường gắn với thác nước và núi non để tạo lên bức tranh "Lưu thủy sinh tài". Khi thác nước mang tài nguyên đến, thì lòng hồ chứa đựng nó, không bị mất đi. Cho nên hồ nước giống như thần giữ của trong bức tranh vậy! Cũng có khi, hồ nước thay vì ý nghĩa mạnh về tài lộc, nó lại mang ý nghĩa về sinh khí trong những tác phẩm như "Sơn thủy hữu tình". Với những bức Sơn thủy hữu tình, hồ nước là nguồn sống đích thực với muôn loài, từ vi sinh vật, thảm thực vật tới động vật. Tất cả tạo lên một Hệ Sinh Thái đa dạng và nên thơ. Tóm lại, mặt hồ tích lũy rất nhiều nước và tài nguyên sinh vật, đem lại nguồn sống dồi dào. Mặt hồ xuất hiện trong tranh mang hàm ý tụ lộc.
Vai trò của hồ dễ hình dung nhất là hoạt động thủy điện trong đời sống. Nguồn tài nguyên, năng lượng nước được chảy về từ những con suối, dòng thác, ra những con sông. Rồi tích lũy ở những hồ thủy điện.Từ đó tạo thành nguồn năng lượng phục vụ cuộc sống.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.