Tranh thêu chữ thập Hươu Lộc Phát
Tranh thêu chữ thập Hươu Lộc Phát (Kính vạn hoa) là sản phẩm tranh chữ thập thêu kín của hãng tranh Monalisa. Đây là mẫu tranh thêu chữ thập Hươu Lộc Phát kích thước nhỏ. Phù hợp với những người yêu thích loại tranh khổ bé. Thêu tương đối nhanh..
✅ Kích thước tranh: 100×55 cm.
✅ Chủ đề tranh: Động vật, Phong cảnh.
✅ Mô tả: Những chú Hươu nở đầy hoa sặc sỡ trên đôi sừng như báo hiệu sự nảy nở của may mắn và tài lộc. Chữ lộc được chơi chữ trong tên của Tuần Lộc. Những cây vàng, hay cá bằng vàng trợ ý cho bức tranh về chủ đề tài lộc. Và như thường lệ, mặt trăng đứng đó như trấn yểm một giá trị vẹn toàn nhất, tránh sự mũi nhọn quá mức của bất kỳ một ngữ nghĩa nào.
✅ Tranh phù hợp để treo ở phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc
❤️ Tranh mang thông điệp: Cuộc sống nở hoa, phát tài, bình an viên mãn
✅ Các đối tượng nội dung xuất hiện trong tranh: Tuần lộc, Con hươu, Chim Bồ Câu, Cá chép vàng, Ngọn núi, Dòng sông, Mặt trăng
✅ Bộ sản phẩm gồm: Vải in màu sẵn, kim thêu, chỉ thêu.
✅ #tranhtheuchuthap #tranhchuthap #E79
Ý nghĩa tranh Hươu Lộc Phát (E79) là gì?
Để hiểu ý nghĩa của bức tranh Hươu Lộc Phát, ta cùng tìm hiểu ý nghĩa các thành phần góp mặt trong bức tranh sau đây:
Tuần lộc
Tuần lộc là loài vật gắn liền với ông già Noel. Lộc gõ cửa là có quà. Lộc cũng có nghĩa là tài lộc. Khi Lộc đến nhà là tượng trưng cho sự may mắn. Đặc biệt khi lộc mang theo lộc con, hay cặp nhung (sừng) của nó nở hoa. Thì đó là biểu tượng của tài lộc sinh sôi nảy nở.
Con hươu
Con hươu không chỉ làm tăng phần sinh động cho tranh. Hươu còn được gọi là con Tuần Lộc. Với ý nghĩa mang đến tài lộc cho gia chủ. Theo truyền thuyết, ông già Noel cũng cưỡi chú Tuần Lộc mang quà đến cho mọi em bé. Quả đúng là Lộc trời.
Chim Bồ Câu
Chim Bồ Câu là loài chim biểu tượng của hòa bình. Chúng khá đơn giản, thuần khiết, thánh thiện, và chung thủy trong tình yêu. Ngay cả ở Việt Nam, Bồ Câu còn bị coi là món ăn thì chúng vẫn được dùng cho biểu tượng hòa bình và đôi lứa trong những hình ảnh đám cưới. Đây là loài chim rất thân thiện, đáng yêu, và bộ lông cổ khá đẹp.
Cá chép vàng
Cá chép vàng là cá chép được sử dụng nhiều nhất trong hội họa. Có lẽ đơn giản là vì nó đẹp, lại mang màu của Vàng, màu Hoàng Tộc. Hay cũng vì sự tích Cá Chép Vàng hóa Rồng? Nhưng chúng ta đều thấy rằng, Cá chép được sử dụng vào 23 tháng Chạp để đưa ông Táo lên Giời đều là cá chép Vàng. Điều này cũng khiến cho lượng cá chép vàng ở các khu hồ vùng thành phố rất nhiều. Ai đi câu cá thường câu phải loại cá này. Trong truyện Phong Thần, Khương Tử Nha cũng rất thích Cá Chép Vàng. Hình tượng cá chép vàng xuất hiện khá nhiều trong thần thoại, truyện cổ tích, văn học dân gian. Và tất nhiên, chúng cũng rất được ưa chuộng trong nghệ thuật hội họa.
Những ngọn núi có ý nghĩa gì trong hội họa?
Núi và nghệ thuật:
Ý tưởng đơn sơ nhất của núi là dùng để tả cảnh. Những ngọn núi là sản phẩm được kiến tạo bởi bàn tay của mẹ thiên nhiên. Mỗi ngọn núi đều không giống nhau. Nó là những vật thể tạo hình thú vị, đồng thời phối hợp với nhau thành những bức tranh hùng vĩ, gây rung động lòng người.
Núi và giá trị trong Ngũ Hành:
Núi mặc dù được tạo lên từ "Thổ" trong Ngũ Hành. Nhưng những ngọn núi thường kèm với cây cỏ và nước. Những bức tranh có núi non thường không đơn thuần là khối đất đá, mà bao gồm cây cỏ, nước,.... Nên nó đem lại sự hài hòa giữa nhiều mệnh: Thổ, Kim, Thủy, Mộc, Hỏa. Núi cũng như hồ, nó chứa đựng cả một hệ sinh thái bên trong nó. Cổ nhân cũng chưa có trường hợp nào "kén" tranh vì có hình ảnh núi bao giờ. Và nếu ai cho rằng tranh có núi non là ý nghĩa lớn về ngũ hành thì có lẽ đó là một sự sai lầm. Không giống những bức tranh rừng cây, vốn hoàn toàn là hệ Mộc.
Ý nghĩa phong thủy của núi:
Những ngọn núi còn mang ý nghĩa điểm tựa vữa chắc. Những ngôi nhà đắc địa trong phong thủy được cho là phải có địa thế "Tọa sơn hướng thủy". Lưng tựa núi, mặt hướng biển được coi là tiêu chuẩn vàng trong phong thủy. Rất nhiều công trình chùa chiền hiện đại xây dựng để thu hút khách du lịch đã vận dụng địa thế siêu đắc địa này. Có lẽ, vì thế mà chúng có khả năng thu hút tài lộc rất mạnh.
Nghệ thuật tranh núi non, sơn thủy:
Tranh về chủ đề núi thường là chủ đề "Sơn thủy". Chúng có 3 dạng bố cục chính là: Cao Viễn đồ, Bình Viễn đồ, Thâm Viễn đồ. Trong đó:
- Cao Viễn đồ (tranh cao lớn, hùng vĩ và xa xôi): Tranh phong thủy theo bố cục cao viễn đặt núi làm nội dung chủ đạo. Tranh hiện ra là phong cảnh cao lớn và hùng vĩ.
- Bình Viễn đồ (tranh bằng phẳng và xa xăm): Tranh bố cục theo dạng Bình Viễn là tranh có phong cảnh mênh mông và xa xăm. Không chỉ có ý nghĩa về sự ít gồ ghề, bằng phẳng. Chữ Bình còn có ý nghĩa là cảm giác bình yên. Trong tranh Sơn Thủy theo bố cục Bình Viễn, nước thường được xem là chủ đạo và chiếm nhiều diện tích trên hình. Phía xa xa sẽ có nhấp nhô những ngọn núi chập chùng. Hoặc có thể chỉ là một góc núi ở bên cạnh tranh (không có trong trọng tâm). Tranh bố cục Bình viễn cũng thường có cảnh con thuyền và người (ông già) đánh cá, hoặc các ông tiên đánh cờ, luận thi ca trên mỏm đá.
- Thâm Viễn đồ (tranh xa xăm và có chiều sâu): Với bố cục Thâm Viễn đồ, phong cảnh thường có góc nhìn từ trên cao xuống, thể hiện không gian sâu rộng. Tranh thường có thung lũng, hoặc hang động, hay mây mờ để tạo lên sự huyền bí, vắng vẻ và tĩnh mịch. Những nơi "vùng sâu vùng xa" lại là nơi núi non hiểm trở chính là nơi yên tĩnh cho các ẩn sĩ lánh đời.
Như vậy, mỗi bố cục tranh Sơn Thủy đem lại những ý đồ và ý nghĩa rất khác nhau. Nhưng tựu chung, ngọn núi là biểu tượng của "điểm tựa" và sự hỗ trợ.
Hình ảnh sông nước trong tranh
Sông nước trong tranh nhẹ nhàng hơn thác nước về tính động, nhưng lại lớn hơn rất nhiều về trữ lượng. Hình ảnh sông nước mang đầy đủ những ý nghĩa của nước với sự sống. Tuy nhiên lại chứa đựng chất thơ nhiều hơn. Bởi những con sông có tính uốn lượn, kết hợp với sự sống của loài người và muông thú ngay trên nó.
Hình ảnh con sông thường xuất hiện trong những tác phẩm tranh "Sơn thủy hữu tình" khi kết hợp với núi non. Hoặc trong "Lưu thủy sinh tài" khi ghép với thác nước. Thậm chí còn được phối với những bức tranh "Ngựa phi nước đại", "Mã đáo thành công". Hoặc tham gia vào những bức tranh làng quê đầy phong vị truyền thống, những bức tranh vừa tĩnh tại, lại mang hơi thở rộn ràng.
Hình ảnh mặt trăng trong nghệ thuật
Mặt trăng là biểu tượng nhiều hơn là cảnh. Nó đã đi vào nghệ thuật từ rất sớm, và trong mọi lĩnh vực nghệ thuật. Chất thơ của trăng là vô bờ. Bởi ánh sáng mờ ảo ban đêm trăng mang lại thường được đối chiếu với tâm trạng từng người. Kiểu như, khi vui thì trăng ca hát, khi buồn trăng ủ rũ theo. Mỗi bước chân ta, trăng đều đi theo như một người tri kỷ, và soi sáng đường cho ta đi.
Chả vậy mà thơ xưa có câu:
"Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau."
Hình tròn của mặt trăng cũng được dùng như biểu tượng của sự toàn diện, viên mãn. Mọi thứ tròn đầy, ánh sáng trăng xua tan đêm tối mịt mù.
Trăng thường được gắn với hoa mẫu đơn, cá chép, tiền vàng, cô gái đang tắm... Để tạo thành những chủ đề "Lý Ngư Vọng Nguyệt", "Hoa khai phú quý", "Phú quý mãn đường", "Cửu ngư vọng nguyệt", "Thiếu nữ tắm dưới trăng". Với những ý nghĩa vươn tới sự giàu sang trọn vẹn, hay vẻ đẹp tròn đầy phúc hậu của người thiếu nữ mười lăm đôi mươi. Điều này rất khác với sự giàu sang không trọn vẹn, hay vẻ đẹp quá sắc sảo. Những thứ ấy tưởng chừng rất đáng ngưỡng mộ, nhưng lại không thể hiện sự cân bằng.
Trăng cũng có thể ghép với mặt nước tĩnh, hay động. Để tạo nên những bức hình kỳ ảo. Thật đáng tiếc, vào giai đoạn này, cuộc sống người Việt ở hầu hết mọi vùng đô thị đã bị ô nhiễm ánh sáng. Ánh sáng đèn khiến trăng không còn thấy rõ, và những ngôi sao dường như biến mất khỏi bầu trời.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.