Tranh thêu chữ thập Chúa Giêsu
Tranh thêu chữ thập Chúa Giêsu (Người chăn cừu) là sản phẩm tranh chữ thập thêu kín của hãng tranh Monalisa. Đây là mẫu tranh thêu chữ thập Chúa Giêsu kích thước rộng trung bình. Phù hợp với những người yêu thích loại tranh khổ rộng trung bình.
✅ Kích thước tranh: 120×65 cm.
✅ Chủ đề tranh: Tôn giáo.
✅ Mô tả: Người chăn chiên hay chăn cừu được nhắc đến nhiều lần trong Kinh Thánh, từ sách đầu tiên là Sáng thế Ký cho đến sách cuối là Khải huyền (Sáng-thế Ký 4:2; Khải huyền 7:17). Những người nổi bật như Áp-ra-ham, Môi-se và vua Đa-vít đều là người chăn cừu. “Ngài sẽ chăn bầy mình như người chăn chiên; thâu các con chiên con vào cánh tay mình và ẵm vào lòng”.—Ê-SAI 40:11.
✅ Tranh phù hợp để treo ở phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc, phòng ăn
❤️ Tranh mang thông điệp: Hãy có đức tin và sống thiện lành, bảo vệ những kẻ yếu.
✅ Các đối tượng nội dung xuất hiện trong tranh: Chúa Giesu, Con cừu, Ngọn núi, Mây khói, Dòng sông, Hoa cỏ
✅ Bộ sản phẩm gồm: Vải in màu sẵn, kim thêu, chỉ thêu.
✅ #tranhtheuchuthap #tranhchuthap #MN0229
Ý nghĩa tranh Chúa Giêsu (MN0229) là gì?
Để hiểu ý nghĩa của bức tranh Chúa Giêsu, ta cùng tìm hiểu ý nghĩa các thành phần góp mặt trong bức tranh sau đây:
Chúa Giesu
Tranh Chúa Giê-su là đại diện cho tình yêu thương tới nhân gian. Bức tranh thể hiện đức tin, lòng thành hướng về Thiên Chúa, giúp cho con người cảm thấy thanh thản, bình an, được che chở. Giêsu có thể viết khác là Giê-su, Giê-xu, Yêsu, Jesus, Gia-tô, Da-tô. Hoặc cũng được gọi là Giêsu Kitô, Jesus Christ, hay Gia-tô Cơ-đốc. Là người sáng lập ra Kitô giáo. Giêsu là người Do Thái có tên là Yehoshua có nghĩa là "Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ" trong tiếng Hebrew, thường được gọi vắn tắt là Yeshua. Đối với người đương thời, Giêsu còn được biết dưới tên Giêsu thành Nazareth, hoặc Giêsu con ông Giuse.
Con cừu
Cừu là loài vật hữu ích với con người. Nhưng nó là loài không có khả năng tự vệ, mặc dù được chăn thả. Cừu thể hiện là kẻ yếu, cần được che chở bảo vệ. Tranh Người Chăn Cừu cùng mang ý nghĩa này.
Những ngọn núi có ý nghĩa gì trong hội họa?
Núi và nghệ thuật:
Ý tưởng đơn sơ nhất của núi là dùng để tả cảnh. Những ngọn núi là sản phẩm được kiến tạo bởi bàn tay của mẹ thiên nhiên. Mỗi ngọn núi đều không giống nhau. Nó là những vật thể tạo hình thú vị, đồng thời phối hợp với nhau thành những bức tranh hùng vĩ, gây rung động lòng người.
Núi và giá trị trong Ngũ Hành:
Núi mặc dù được tạo lên từ "Thổ" trong Ngũ Hành. Nhưng những ngọn núi thường kèm với cây cỏ và nước. Những bức tranh có núi non thường không đơn thuần là khối đất đá, mà bao gồm cây cỏ, nước,.... Nên nó đem lại sự hài hòa giữa nhiều mệnh: Thổ, Kim, Thủy, Mộc, Hỏa. Núi cũng như hồ, nó chứa đựng cả một hệ sinh thái bên trong nó. Cổ nhân cũng chưa có trường hợp nào "kén" tranh vì có hình ảnh núi bao giờ. Và nếu ai cho rằng tranh có núi non là ý nghĩa lớn về ngũ hành thì có lẽ đó là một sự sai lầm. Không giống những bức tranh rừng cây, vốn hoàn toàn là hệ Mộc.
Ý nghĩa phong thủy của núi:
Những ngọn núi còn mang ý nghĩa điểm tựa vữa chắc. Những ngôi nhà đắc địa trong phong thủy được cho là phải có địa thế "Tọa sơn hướng thủy". Lưng tựa núi, mặt hướng biển được coi là tiêu chuẩn vàng trong phong thủy. Rất nhiều công trình chùa chiền hiện đại xây dựng để thu hút khách du lịch đã vận dụng địa thế siêu đắc địa này. Có lẽ, vì thế mà chúng có khả năng thu hút tài lộc rất mạnh.
Nghệ thuật tranh núi non, sơn thủy:
Tranh về chủ đề núi thường là chủ đề "Sơn thủy". Chúng có 3 dạng bố cục chính là: Cao Viễn đồ, Bình Viễn đồ, Thâm Viễn đồ. Trong đó:
- Cao Viễn đồ (tranh cao lớn, hùng vĩ và xa xôi): Tranh phong thủy theo bố cục cao viễn đặt núi làm nội dung chủ đạo. Tranh hiện ra là phong cảnh cao lớn và hùng vĩ.
- Bình Viễn đồ (tranh bằng phẳng và xa xăm): Tranh bố cục theo dạng Bình Viễn là tranh có phong cảnh mênh mông và xa xăm. Không chỉ có ý nghĩa về sự ít gồ ghề, bằng phẳng. Chữ Bình còn có ý nghĩa là cảm giác bình yên. Trong tranh Sơn Thủy theo bố cục Bình Viễn, nước thường được xem là chủ đạo và chiếm nhiều diện tích trên hình. Phía xa xa sẽ có nhấp nhô những ngọn núi chập chùng. Hoặc có thể chỉ là một góc núi ở bên cạnh tranh (không có trong trọng tâm). Tranh bố cục Bình viễn cũng thường có cảnh con thuyền và người (ông già) đánh cá, hoặc các ông tiên đánh cờ, luận thi ca trên mỏm đá.
- Thâm Viễn đồ (tranh xa xăm và có chiều sâu): Với bố cục Thâm Viễn đồ, phong cảnh thường có góc nhìn từ trên cao xuống, thể hiện không gian sâu rộng. Tranh thường có thung lũng, hoặc hang động, hay mây mờ để tạo lên sự huyền bí, vắng vẻ và tĩnh mịch. Những nơi "vùng sâu vùng xa" lại là nơi núi non hiểm trở chính là nơi yên tĩnh cho các ẩn sĩ lánh đời.
Như vậy, mỗi bố cục tranh Sơn Thủy đem lại những ý đồ và ý nghĩa rất khác nhau. Nhưng tựu chung, ngọn núi là biểu tượng của "điểm tựa" và sự hỗ trợ.
Mây khói
Mây khói, sương khói thường có ý nghĩa làm cho khung cảnh kỳ bí, mơ mộng. Tạo lên những bức tranh có chiều sâu nghệ thuật cao. Mây khói cũng đi vào thơ ca như câu "Thuyền chở yên hà nặng vạy then".
Hình ảnh sông nước trong tranh
Sông nước trong tranh nhẹ nhàng hơn thác nước về tính động, nhưng lại lớn hơn rất nhiều về trữ lượng. Hình ảnh sông nước mang đầy đủ những ý nghĩa của nước với sự sống. Tuy nhiên lại chứa đựng chất thơ nhiều hơn. Bởi những con sông có tính uốn lượn, kết hợp với sự sống của loài người và muông thú ngay trên nó.
Hình ảnh con sông thường xuất hiện trong những tác phẩm tranh "Sơn thủy hữu tình" khi kết hợp với núi non. Hoặc trong "Lưu thủy sinh tài" khi ghép với thác nước. Thậm chí còn được phối với những bức tranh "Ngựa phi nước đại", "Mã đáo thành công". Hoặc tham gia vào những bức tranh làng quê đầy phong vị truyền thống, những bức tranh vừa tĩnh tại, lại mang hơi thở rộn ràng.
Hoa cỏ
Hoa cỏ trong tranh có tính mộc, thể hiện cái đẹp và sinh động. Đồng thời mang những thông điệp kèm theo mỗi loài hoa trong đó.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.