Bài viết được trích dẫn ngắn gọn từ nguồn tổng hợp trên Internet. Bài viết cho thấy có nhiều (nhưng không phải tất cả) trường hợp lừa đảo trong lĩnh vực thuê thợ. Đây là nguồn: Xưởng tuyển thợ làm tranh đính đá và tranh thêu có lừa đảo không. Cụ thể, có thể có nhiều cách thức lừa đảo “thợ thêu”. Tuy nhiên phần lớn đều là:
- Tuyển cộng tác viên kinh doanh tìm “thợ”. Xây dựng một hệ thống cộng tác viên rộng khắp.
- Thuê thợ thêu tranh chữ thập, thuê thợ đính đá tranh tại nhà.
- Bắt thợ làm tranh đặt một khoản cọc (tương đương mức giá bán lẻ bộ kit làm tranh)
- Gửi kit làm tranh cho thợ và hẹn ngày nhận tranh. Đôi khi xưởng gửi cố tình thiếu sợi chỉ, hạt đá để thợ không thể hoàn thành đúng.
- Nhận lại tranh thành phẩm từ thợ, kiểm tra tranh
- Trường hợp 1 (rất hiếm): Từ chối nhận tranh do “không đạt chất lượng”. Từ chối trả tiền cọc, từ chối trả tiền công.
- Trường hợp 2 (hiếm): Trường hợp 1 và thậm chí, không trả lại tranh bị lỗi cho thợ.
- Trường hợp 3 (ít): Trả lại tranh cho thợ sửa và rồi không nhận lại. Hoặc mất liên lạc.
- Trường hợp 4 (đôi khi): Báo với thợ là phí gửi đi gửi lại quá nhiều so với tiền cọc. Bảo thợ chấp nhận giữ lại tranh thay vì sửa đi sửa lại mất thêm tiền.
- Trường hợp 5 (thường xuyên): Chấp nhận cho thợ sửa, nhưng vẫn nói không như ý và bắt sửa tiếp. Mỗi lần vận chuyển thợ đều phải chịu tiền ship.
- Trường hợp 6 (thường xảy ra): Hợp đồng có thể cho sửa 1-2 lần, hoặc trong một tháng phải xong. Các lần chuyển tranh qua lại thợ phải chịu tiền vận chuyển. Quá số lần, hoặc quá thời hạn mà chưa sửa được thì bị hủy hợp đồng, thợ mất tiền cọc.
Làm sao để hoàn thiện bức tranh như ý xưởng? Đó lại là một vấn đề rất khó cụ thể. Khó có bằng chứng.
Đây là bài viết tóm tắt nội dung được sưu tầm về chủ đề: “Xưởng tranh tuyển thợ lừa đảo bằng cách nào”. Không phải các xưởng đều lừa đảo. Nhưng có mức độ rủi ro với công việc này cần nghiên cứu kỹ lưỡng.