Tranh thêu chữ thập Tứ quý Mai Trúc Cúc Tùng
Tranh thêu chữ thập Tứ quý Mai Trúc Cúc Tùng (Xuân Hạ Thu Đông – Công Tước Kê Hạc) là sản phẩm tranh chữ thập thêu kín của hãng tranh Monalisa. Đây là mẫu tranh thêu chữ thập Tứ quý Mai Trúc Cúc Tùng kích thước nhỏ nhất. Phù hợp với những người yêu thích loại tranh khổ siêu nhỏ. Với thời gian thêu cực ngắn.
✅ Kích thước tranh: 30×90 cm.
✅ Chủ đề tranh: Tranh bộ.
✅ Mô tả: Tranh Tứ quý 4 bức với chủ đề 4 mùa. Mỗi mùa đặc trưng bởi một loài cây và một loài điểu. Tranh mang ý nghĩa phong phú quanh năm, sung túc no ấm.
✅ Tranh phù hợp để treo ở phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc, phòng bếp, phòng ăn
❤️ Tranh mang thông điệp: Chúc quanh năm no ấm, sung túc
✅ Các đối tượng nội dung xuất hiện trong tranh: Cây Tùng, Hoa Mai, Cây Trúc, Hoa Cúc, Con bướm, Mặt trời, Chim sẻ, Chim Công, Con gà, Chim Hạc
✅ Bộ sản phẩm gồm: Vải in màu sẵn, kim thêu, chỉ thêu.
✅ #tranhtheuchuthap #tranhchuthap #MN0232
Ý nghĩa tranh Tứ quý Mai Trúc Cúc Tùng (MN0232) là gì?
Để hiểu ý nghĩa của bức tranh Tứ quý Mai Trúc Cúc Tùng, ta cùng tìm hiểu ý nghĩa các thành phần góp mặt trong bức tranh sau đây:
Cây Tùng
Cây tùng có vẻ đẹp thanh cao, chịu được phong ba bão táp. Tuổi thọ của cây Tùng rất dài, đến vài nghìn năm trở lên. Với tuổi thọ "thiên thu vạn đại" như thế, nên cây Tùng tượng trưng cho sự trường thọ. Nó cũng là biểu tượng của phúc đức, lòng hiếu khách. Những bức tranh có tán cây Tùng chĩa vào bên trong bức tranh có ý nghĩa là Tùng Nghênh Khách.
Hoa Mai
Hoa Mai là biểu tượng của mùa xuân. Những tranh có hoa Mai cũng thường mang theo ý nghĩa một lời chúc nào đó. Và mùa xuân cũng là một ẩn dụ của "một khởi đầu mới" may mắn.
Cây Trúc
Cây Trúc là một chi thuộc tông Tre. Là loài thực vận bản địa Châu Á. Theo chữ Hán thì Trúc là chỉ các loài thuộc tông Tre. Còn trong tiếng Việt, nó là một nhóm thuộc tông Tre, có thân nhỏ, thấp và lá thưa hơn. Cây Trúc được sử dụng nhiều trong đời sống như cây tre. Ngoài ra còn được dùng làm cây cảnh. Thân cây Trúc được dùng làm sáo.
Hoa Cúc
Hoa Cúc có mệnh mộc, thường được thể hiện cho mùa thu. Còn ý nghĩa của chúng lại tùy thuộc phân nhóm, màu sắc. Chẳng hạn hoa cúc tím sẽ mang ý nghĩa tốt đẹp về tình yêu, về cuộc sống. Hoa cúc trắng lại thể hiện sự ngây thơ thuần khiết. Cúc vàng lại là biểu tượng của sự sống, niềm vui và phúc lộc.
Con bướm
Con bướm, hay bướm trắng (hồ điệp) được đưa vào tranh với mục đích tăng thêm sự thơ mộng cho bức tranh. Bướm cũng thể hiện cho tình yêu nữa.
Ý nghĩa của Mặt trời trong Phong Thủy
Mặt trời trong Lưỡng Nghi - Thái Cực
Trái ngược với nước, Mặt trời là nghi dương trong Lưỡng nghi, thuộc thái cực Dương (và hay được gọi là Thái Dương, tức là tính dương tuyệt đối). Mặt trời, do đó thể hiện sức mạnh tràn đầy năng lượng, cũng là nguồn năng lượng sống của vạn vật giống như nước. Chính mặt trời là nguồn năng lượng giúp nước vận hành. Nếu không có mặt trời, nước sẽ bị đóng băng. Nên mặc dù nước thiết yếu hơn cả mặt trời, nhưng để có nước, lại cần phải có mặt trời trước tiên. Mặt trời là yếu tố quan trọng nhất để hình thành các mùa trong năm.
Mặt trời trong Ngũ Hành
Mặt trời thuộc hành Hỏa trong Ngũ Hành. Mang mệnh hỏa và dương khí cực mạnh. Do đó sẽ làm ấm lên cuộc sống, chống lại sự lãnh lẽo, xua tan cảm giác cô độc. Dương khí mạnh còn giúp xua đuổi tà khí. Mặt trời và các vật thể mệnh hỏa khác (thậm chí cái bật lửa) đều được xem là vật phong thủy mang lại sự may mắn. Nó giúp gắn kết các mối quan hệ và giúp bạn được nhìn nhận đối với mọi người.
Yếu tố mặt trời trong bát quái:
Mặc dù Trời (thiên) là thuộc quái Càn. Nhưng Mặt trời lại thuộc quái Ly vì mang mệnh Hỏa. Đo đó rất hợp những gia chủ thuộc cung mệnh Đông Tứ Trạch. Những gia chủ mệnh Đông Tứ Trạch nhưng hướng nhà lại nằm về Tây Tứ Trạch thì có thể sử dụng tranh có mặt trời để bổ trợ cho mình và gia đình. (Lưu ý: Trong gia đình, hướng nhà lấy theo cung bát quái của chủ nhà - trụ cột gia đình, thường là người đàn ông có vai vế cao nhất). Đây là một trong những cách khắc chế khi hướng nhà không hợp tuổi dễ làm nhất.
Ý nghĩa tổng quan của mặt trời
Mặt trời là yếu tố quan trọng trong phong thủy. Nó mang theo dương khí và sức mạnh năng lượng vô biên, chống lại tà khí và hạn chế những thứ quá thiên về âm. Những bức tranh có mặt trời mọc (phía Đông) mang đến ý nghĩa của sự tươi mới, ngày mới, tràn trề sức khỏe và năng lượng tích cực. Tranh có yếu tố mặt trời thường mang ý nghĩa đem lại sức khỏe, may mắn và sự an toàn cho gia đình.
Chim sẻ
Chim Sẻ (Ma Tước) là loài chim thân thiện và vui vẻ. Chúng luôn nhảy nhót. Chim sẻ xuất hiện cũng thường báo hiệu mùa màng thu hoạch. Nếu ai đã từng nuôi chim sẻ, sẽ nhận thấy đây là loài chim khác biệt hoàn toàn với những loài chim khác. Đến mức tình cảm của nó dành cho bạn khá giống một con cún.
Chim Công
Chim Công với bộ lông sặc sỡ, thường thể hiện sự sự phú quý. Hình ảnh đôi chim Công cũng thường để thể hiện sự gắn bó tình yêu của cha với mẹ, hay vợ với chồng. Những ai biết về Chim Công (Khổng Tước) sẽ biết giá trị bộ lông loài chim này rất cao. Nó tượng trưng cho sự đẹp đẽ, quyền uy và sang giàu. Bức tranh có hình con chim Khổng Tước có ý nghĩa chủ yếu là "Phú Quý", hoặc sự chung thủy gắn kết.
Con gà
Con gà có nhiều ý nghĩa trong các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, nó thường có ý nghĩa về sự bắt đầu hay Mặt Trời, giống như một ngày mới mà gà tượng trưng cho dấu hiệu. Trong văn hóa Trung Hoa, gà là biểu tượng của sức khỏe, thẳng thắn trung thực và đức tính dũng cảm. Đồng thời cũng mang ý nghĩa may mắn, sức mạnh thuần dương. Còn ở Hy Lạp, gà còn là biểu tượng của các vị thần cổ đại.
Chim Hạc
Chim Hạc không chỉ thể hiện tình yêu nếu đi theo cặp. Chúng còn được kết hợp với cây Tùng trong bộ Tùng Hạc Diên Niên để mang ý nghĩa trường tồn, sức khỏe. Nếu là một đôi chim Hạc và cây Tùng sẽ mang ý nghĩa bách niên giai lão.
Theo văn hóa phương Đông, đặc biệt là người Nhật Bản, thì chim Hạc là linh điểu. Truyền thuyết chim Hạc thần sống đến cả ngàn năm. Chúng tượng trưng cho tuổi thọ, sức khỏe, và cả sự trung thành trong hôn nhân.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.