Tranh thêu chữ thập Thuận Buồm Xuôi Gió
Tranh thêu chữ thập Thuận Buồm Xuôi Gió (Cánh buồm vàng) là sản phẩm tranh chữ thập thêu kín của hãng tranh Monalisa. Đây là mẫu tranh thêu chữ thập Thuận Buồm Xuôi Gió kích thước rộng trung bình. Phù hợp với những người yêu thích loại tranh khổ rộng trung bình.
✅ Kích thước tranh: 150×70 cm.
✅ Chủ đề tranh: Phong cảnh.
✅ Mô tả: Tranh con thuyền bằng vàng 9999 có hình như một thỏi vàng dưới ánh trăng thơ mộng viên mãn. Ngoài cánh buồm căng gió đầy thuận lợi. Thì những con cá chép vàng cũng tung tăng nhảy nhót xung quanh. Chim vàng cũng bay rợp trời như dẫn lối đến với sự tốt đẹp. Bức tranh ý chỉ cuộc sống giàu có và vẹn toàn.
✅ Tranh phù hợp để treo ở phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc
❤️ Tranh mang thông điệp: Thuận buồm xuôi gió
✅ Các đối tượng nội dung xuất hiện trong tranh: Con thuyền, Mặt Trăng, Cá chép vàng, Con bướm, Chim chóc
✅ Bộ sản phẩm gồm: Vải in màu sẵn, kim thêu, chỉ thêu.
✅ #tranhtheuchuthap #tranhchuthap #EDB91
Ý nghĩa tranh Thuận Buồm Xuôi Gió (EDB91) là gì?
Để hiểu ý nghĩa của bức tranh Thuận Buồm Xuôi Gió, ta cùng tìm hiểu ý nghĩa các thành phần góp mặt trong bức tranh sau đây:
Con thuyền
Con thuyền thường mang ý nghĩa ra khơi thuận lợi (thuận buồm xuôi gió), hoặc đi chài lưới đầy khoang. Cả hai đều mang ý nghĩa tốt đẹp như may mắn tài lộc, mọi việc hanh thông dễ dàng và có quý nhân phù trợ. Nếu thuyền không mang theo cá tôm, của cải, thì cũng là mang theo những thứ rất trữ tình lãng mạn như trăng mây gió sương. Chẳng thế mà nhà thơ Nguyễn Trãi có câu:
"Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then"
Con thuyền trong tranh mang nhiều ý nghĩa mà tùy người thưởng tranh có thể cảm nhận. Tùy công việc của gia chủ mà luận ý nghĩa tương ứng:
- Nếu như chủ nhà là một người kinh doanh luôn hối hả tất bật, thì con thuyền đó là thuyền chài lưới, tôm cá đầy khoang.
- Nếu như gia chủ là người làm ăn xa hay theo công danh, thì đó là con thuyền "thuận buồm xuôi gió". Thuận buồm xuôi gió không chỉ thể hiện sự hanh thông thuận lợi, mà còn cho thấy có cả thế lực của trời đất phò trợ.
- Còn nếu gia chủ là một nghệ sĩ, hay một học giả, thì tranh sẽ là một con thuyền ung dung tự tại, dáng vẻ khoan thai. Con thuyền đó không có áp lực với cuộc sống, nằm giữa nơi thiên nhiên trù phú, chỉ việc hưởng thụ và sống với cái tâm thái an nhàn vô lo.
Hình ảnh mặt trăng trong nghệ thuật
Mặt trăng là biểu tượng nhiều hơn là cảnh. Nó đã đi vào nghệ thuật từ rất sớm, và trong mọi lĩnh vực nghệ thuật. Chất thơ của trăng là vô bờ. Bởi ánh sáng mờ ảo ban đêm trăng mang lại thường được đối chiếu với tâm trạng từng người. Kiểu như, khi vui thì trăng ca hát, khi buồn trăng ủ rũ theo. Mỗi bước chân ta, trăng đều đi theo như một người tri kỷ, và soi sáng đường cho ta đi.
Chả vậy mà thơ xưa có câu:
"Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau."
Hình tròn của mặt trăng cũng được dùng như biểu tượng của sự toàn diện, viên mãn. Mọi thứ tròn đầy, ánh sáng trăng xua tan đêm tối mịt mù.
Trăng thường được gắn với hoa mẫu đơn, cá chép, tiền vàng, cô gái đang tắm... Để tạo thành những chủ đề "Lý Ngư Vọng Nguyệt", "Hoa khai phú quý", "Phú quý mãn đường", "Cửu ngư vọng nguyệt", "Thiếu nữ tắm dưới trăng". Với những ý nghĩa vươn tới sự giàu sang trọn vẹn, hay vẻ đẹp tròn đầy phúc hậu của người thiếu nữ mười lăm đôi mươi. Điều này rất khác với sự giàu sang không trọn vẹn, hay vẻ đẹp quá sắc sảo. Những thứ ấy tưởng chừng rất đáng ngưỡng mộ, nhưng lại không thể hiện sự cân bằng.
Trăng cũng có thể ghép với mặt nước tĩnh, hay động. Để tạo nên những bức hình kỳ ảo. Thật đáng tiếc, vào giai đoạn này, cuộc sống người Việt ở hầu hết mọi vùng đô thị đã bị ô nhiễm ánh sáng. Ánh sáng đèn khiến trăng không còn thấy rõ, và những ngôi sao dường như biến mất khỏi bầu trời.
Cá chép vàng
Cá chép vàng là cá chép được sử dụng nhiều nhất trong hội họa. Có lẽ đơn giản là vì nó đẹp, lại mang màu của Vàng, màu Hoàng Tộc. Hay cũng vì sự tích Cá Chép Vàng hóa Rồng? Nhưng chúng ta đều thấy rằng, Cá chép được sử dụng vào 23 tháng Chạp để đưa ông Táo lên Giời đều là cá chép Vàng. Điều này cũng khiến cho lượng cá chép vàng ở các khu hồ vùng thành phố rất nhiều. Ai đi câu cá thường câu phải loại cá này. Trong truyện Phong Thần, Khương Tử Nha cũng rất thích Cá Chép Vàng. Hình tượng cá chép vàng xuất hiện khá nhiều trong thần thoại, truyện cổ tích, văn học dân gian. Và tất nhiên, chúng cũng rất được ưa chuộng trong nghệ thuật hội họa.
Con bướm
Con bướm, hay bướm trắng (hồ điệp) được đưa vào tranh với mục đích tăng thêm sự thơ mộng cho bức tranh. Bướm cũng thể hiện cho tình yêu nữa.
Chim chóc
Việc đưa các loài chim chóc vào tranh ảnh thường có dụng ý đối. Trong các bức tranh, các loài chim có thể cùng tượng trưng cho các mùa. Hoặc cùng thể hiện cho tình yêu.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.