Tranh thêu chữ thập Phượng Hoàng Lửa Cát Tường
Tranh thêu chữ thập Phượng Hoàng Lửa Cát Tường (Bách Điểu Triều Phụng) là sản phẩm tranh chữ thập thêu kín của hãng tranh Monalisa. Đây là mẫu tranh thêu chữ thập Phượng Hoàng Lửa Cát Tường kích thước nhỏ. Phù hợp với những người yêu thích loại tranh khổ bé. Thêu tương đối nhanh..
✅ Kích thước tranh: 50×90 cm.
✅ Chủ đề tranh: Động vật.
✅ Mô tả: Bách Điểu Triều Phụng có nghĩa là Trăm chim đối diện với Phượng Hoàng. Đây là tên của một bản nhạc dân gian của người Hán rất phổ biến và có nhiều dị bản ở các vùng miền khác nhau của Trung Quốc. Âm nhạc gợi lên trong con người tình yêu thiên nhiên và những kỉ niệm về cuộc sống lao động với giai điệu vui tươi ấm áp. Âm nhạc dường như nghe thấy có tiếng chim hót véo von, hương hoa ngào ngạt, là một khung cảnh thiên nhiên rực rỡ. Bạn có thể nghe thấy sự khao khát và theo đuổi một cuộc sống tự do và tươi đẹp, và bạn cũng có thể cảm nhận được bầu không khí cuộc sống sôi động và giản dị. Tiếng chim cu gáy, chim đa đa, chim én, chim hót líu lo, chim sơn ca, chim chích chòe, chim chiền chiện, chim mỏ xanh và các loài chim khác, như thể có tiếng gà trống gáy, ám chỉ màn đêm đã qua và mặt trời mọc đầy phấn khởi. Một bộ phim truyền hình về gia đình Trung Quốc của đạo diễn Ngô Thiên Minh cũng lấy tên này. Tranh Bách Điểu Triều Phụng có ý nghĩa tôn vinh gia chủ, vị thế cao hơn người. Cũng rất phù hợp treo ở phòng những người có địa vị, lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp.
✅ Hán tự (chữ trên tranh theo tiếng Trung Quốc): 百鸟朝凤
✅ Phiên âm: Bǎi niǎo cháo fèng
✅ Dịch nghĩa sang tiếng Việt: Bách Điểu Triều Phụng
✅ Tranh phù hợp để treo ở phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc
❤️ Tranh mang thông điệp: Bạn thật đáng tôn kính
✅ Các đối tượng nội dung xuất hiện trong tranh: Phượng Hoàng, Chim chóc, Mặt Trăng, Hoa cỏ
✅ Bộ sản phẩm gồm: Vải in màu sẵn, kim thêu, chỉ thêu.
✅ #tranhtheuchuthap #tranhchuthap #E132
Ý nghĩa tranh Phượng Hoàng Lửa Cát Tường (E132) là gì?
Để hiểu ý nghĩa của bức tranh Phượng Hoàng Lửa Cát Tường, ta cùng tìm hiểu ý nghĩa các thành phần góp mặt trong bức tranh sau đây:
Phượng Hoàng
Phượng Hoàng là loài vật linh thiêng trong thần thoại với khả năng sống bất diệt. Chúng có thể tự tái sinh sau khi chết. Tranh Phượng Hoàng mang dương khí mạnh mẽ, xua đuổi mọi điều bất lợi khỏi ngôi nhà.
Chim chóc
Việc đưa các loài chim chóc vào tranh ảnh thường có dụng ý đối. Trong các bức tranh, các loài chim có thể cùng tượng trưng cho các mùa. Hoặc cùng thể hiện cho tình yêu.
Hình ảnh mặt trăng trong nghệ thuật
Mặt trăng là biểu tượng nhiều hơn là cảnh. Nó đã đi vào nghệ thuật từ rất sớm, và trong mọi lĩnh vực nghệ thuật. Chất thơ của trăng là vô bờ. Bởi ánh sáng mờ ảo ban đêm trăng mang lại thường được đối chiếu với tâm trạng từng người. Kiểu như, khi vui thì trăng ca hát, khi buồn trăng ủ rũ theo. Mỗi bước chân ta, trăng đều đi theo như một người tri kỷ, và soi sáng đường cho ta đi.
Chả vậy mà thơ xưa có câu:
"Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau."
Hình tròn của mặt trăng cũng được dùng như biểu tượng của sự toàn diện, viên mãn. Mọi thứ tròn đầy, ánh sáng trăng xua tan đêm tối mịt mù.
Trăng thường được gắn với hoa mẫu đơn, cá chép, tiền vàng, cô gái đang tắm... Để tạo thành những chủ đề "Lý Ngư Vọng Nguyệt", "Hoa khai phú quý", "Phú quý mãn đường", "Cửu ngư vọng nguyệt", "Thiếu nữ tắm dưới trăng". Với những ý nghĩa vươn tới sự giàu sang trọn vẹn, hay vẻ đẹp tròn đầy phúc hậu của người thiếu nữ mười lăm đôi mươi. Điều này rất khác với sự giàu sang không trọn vẹn, hay vẻ đẹp quá sắc sảo. Những thứ ấy tưởng chừng rất đáng ngưỡng mộ, nhưng lại không thể hiện sự cân bằng.
Trăng cũng có thể ghép với mặt nước tĩnh, hay động. Để tạo nên những bức hình kỳ ảo. Thật đáng tiếc, vào giai đoạn này, cuộc sống người Việt ở hầu hết mọi vùng đô thị đã bị ô nhiễm ánh sáng. Ánh sáng đèn khiến trăng không còn thấy rõ, và những ngôi sao dường như biến mất khỏi bầu trời.
Hoa cỏ
Hoa cỏ trong tranh có tính mộc, thể hiện cái đẹp và sinh động. Đồng thời mang những thông điệp kèm theo mỗi loài hoa trong đó.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.