Tranh thêu chữ thập Mã đáo thành công
Tranh thêu chữ thập Mã đáo thành công (Bát mã du xuân) là sản phẩm tranh chữ thập thêu kín của hãng tranh Monalisa. Đây là mẫu tranh thêu chữ thập Mã đáo thành công kích thước rộng trung bình. Phù hợp với những người yêu thích loại tranh khổ rộng trung bình.
✅ Kích thước tranh: 152×72 cm.
✅ Số ô thêu: 615×268
✅ Chủ đề tranh: Tranh ngựa, Động vật.
✅ Mô tả: Ngựa chạy về phía trước
✅ Hán tự (chữ trên tranh theo tiếng Trung Quốc): 馬到成功
✅ Phiên âm: Mǎdàochénggōng
✅ Dịch nghĩa sang tiếng Việt: Mã đáo thành công
✅ Tranh phù hợp để treo ở phòng khách, phòng làm việc
❤️ Tranh mang thông điệp: Chúc năm mới mã đáo thành công, phú quý cát tường
✅ Các đối tượng nội dung xuất hiện trong tranh: 8 con ngựa, Ngọn núi, Dòng sông, Chim Hạc, Hoa Đào, Hoa Mẫu Đơn
✅ Bộ sản phẩm gồm: Vải in màu sẵn, kim thêu, chỉ thêu.
✅ #tranhtheuchuthap #tranhchuthap #DW0577
Ý nghĩa tranh Mã đáo thành công (DW0577) là gì?
Để hiểu ý nghĩa của bức tranh Mã đáo thành công, ta cùng tìm hiểu ý nghĩa các thành phần góp mặt trong bức tranh sau đây:
8 con ngựa
Tranh 8 con ngựa (bát mã) được gọi chung là Bát Tuấn đồ. Tức 8 con ngựa quý của vua Chu Mục Vương. Trong đó chữ đồ có nghĩa là tranh. Phần lớn tranh Bát Mã được gọi là Mã Đáo Thành Công dựa theo điển tích thắng trận trở về. Tranh Bát Mã còn có nhiều tên gọi khác tùy theo cách bố cục. Chẳng hạn như: Bát Tuấn Phi Đằng, Bát Tuấn Hùng Phong, Bát Mã Truy Phong, Mão Đáo Du Xuân... Hoặc các tên gọi như Ngựa Phi Nước Đai, Ngựa Phi Đồng Cỏ.
Những ngọn núi có ý nghĩa gì trong hội họa?
Núi và nghệ thuật:
Ý tưởng đơn sơ nhất của núi là dùng để tả cảnh. Những ngọn núi là sản phẩm được kiến tạo bởi bàn tay của mẹ thiên nhiên. Mỗi ngọn núi đều không giống nhau. Nó là những vật thể tạo hình thú vị, đồng thời phối hợp với nhau thành những bức tranh hùng vĩ, gây rung động lòng người.
Núi và giá trị trong Ngũ Hành:
Núi mặc dù được tạo lên từ "Thổ" trong Ngũ Hành. Nhưng những ngọn núi thường kèm với cây cỏ và nước. Những bức tranh có núi non thường không đơn thuần là khối đất đá, mà bao gồm cây cỏ, nước,.... Nên nó đem lại sự hài hòa giữa nhiều mệnh: Thổ, Kim, Thủy, Mộc, Hỏa. Núi cũng như hồ, nó chứa đựng cả một hệ sinh thái bên trong nó. Cổ nhân cũng chưa có trường hợp nào "kén" tranh vì có hình ảnh núi bao giờ. Và nếu ai cho rằng tranh có núi non là ý nghĩa lớn về ngũ hành thì có lẽ đó là một sự sai lầm. Không giống những bức tranh rừng cây, vốn hoàn toàn là hệ Mộc.
Ý nghĩa phong thủy của núi:
Những ngọn núi còn mang ý nghĩa điểm tựa vữa chắc. Những ngôi nhà đắc địa trong phong thủy được cho là phải có địa thế "Tọa sơn hướng thủy". Lưng tựa núi, mặt hướng biển được coi là tiêu chuẩn vàng trong phong thủy. Rất nhiều công trình chùa chiền hiện đại xây dựng để thu hút khách du lịch đã vận dụng địa thế siêu đắc địa này. Có lẽ, vì thế mà chúng có khả năng thu hút tài lộc rất mạnh.
Nghệ thuật tranh núi non, sơn thủy:
Tranh về chủ đề núi thường là chủ đề "Sơn thủy". Chúng có 3 dạng bố cục chính là: Cao Viễn đồ, Bình Viễn đồ, Thâm Viễn đồ. Trong đó:
- Cao Viễn đồ (tranh cao lớn, hùng vĩ và xa xôi): Tranh phong thủy theo bố cục cao viễn đặt núi làm nội dung chủ đạo. Tranh hiện ra là phong cảnh cao lớn và hùng vĩ.
- Bình Viễn đồ (tranh bằng phẳng và xa xăm): Tranh bố cục theo dạng Bình Viễn là tranh có phong cảnh mênh mông và xa xăm. Không chỉ có ý nghĩa về sự ít gồ ghề, bằng phẳng. Chữ Bình còn có ý nghĩa là cảm giác bình yên. Trong tranh Sơn Thủy theo bố cục Bình Viễn, nước thường được xem là chủ đạo và chiếm nhiều diện tích trên hình. Phía xa xa sẽ có nhấp nhô những ngọn núi chập chùng. Hoặc có thể chỉ là một góc núi ở bên cạnh tranh (không có trong trọng tâm). Tranh bố cục Bình viễn cũng thường có cảnh con thuyền và người (ông già) đánh cá, hoặc các ông tiên đánh cờ, luận thi ca trên mỏm đá.
- Thâm Viễn đồ (tranh xa xăm và có chiều sâu): Với bố cục Thâm Viễn đồ, phong cảnh thường có góc nhìn từ trên cao xuống, thể hiện không gian sâu rộng. Tranh thường có thung lũng, hoặc hang động, hay mây mờ để tạo lên sự huyền bí, vắng vẻ và tĩnh mịch. Những nơi "vùng sâu vùng xa" lại là nơi núi non hiểm trở chính là nơi yên tĩnh cho các ẩn sĩ lánh đời.
Như vậy, mỗi bố cục tranh Sơn Thủy đem lại những ý đồ và ý nghĩa rất khác nhau. Nhưng tựu chung, ngọn núi là biểu tượng của "điểm tựa" và sự hỗ trợ.
Hình ảnh sông nước trong tranh
Sông nước trong tranh nhẹ nhàng hơn thác nước về tính động, nhưng lại lớn hơn rất nhiều về trữ lượng. Hình ảnh sông nước mang đầy đủ những ý nghĩa của nước với sự sống. Tuy nhiên lại chứa đựng chất thơ nhiều hơn. Bởi những con sông có tính uốn lượn, kết hợp với sự sống của loài người và muông thú ngay trên nó.
Hình ảnh con sông thường xuất hiện trong những tác phẩm tranh "Sơn thủy hữu tình" khi kết hợp với núi non. Hoặc trong "Lưu thủy sinh tài" khi ghép với thác nước. Thậm chí còn được phối với những bức tranh "Ngựa phi nước đại", "Mã đáo thành công". Hoặc tham gia vào những bức tranh làng quê đầy phong vị truyền thống, những bức tranh vừa tĩnh tại, lại mang hơi thở rộn ràng.
Chim Hạc
Chim Hạc không chỉ thể hiện tình yêu nếu đi theo cặp. Chúng còn được kết hợp với cây Tùng trong bộ Tùng Hạc Diên Niên để mang ý nghĩa trường tồn, sức khỏe. Nếu là một đôi chim Hạc và cây Tùng sẽ mang ý nghĩa bách niên giai lão.
Theo văn hóa phương Đông, đặc biệt là người Nhật Bản, thì chim Hạc là linh điểu. Truyền thuyết chim Hạc thần sống đến cả ngàn năm. Chúng tượng trưng cho tuổi thọ, sức khỏe, và cả sự trung thành trong hôn nhân.
Hoa Đào
Hoa đào là biểu tượng của mùa xuân. Những tranh có hoa đào cũng thường mang theo ý nghĩa một lời chúc nào đó. Hoa Đào màu đỏ là sự may mắn, màu hồng phai là cuộc sống tốt đẹp nhẹ nhàng, màu trắng là sự tinh khôi thanh khiết. Hoa Đào xuất hiện có ý nghĩa chào đón một khởi đầu may mắn.
Hoa mẫu đơn
Tranh hoa Mẫu đơn luôn mang ý nghĩa về sự giàu có thịnh vượng. Ngoài vẻ đẹp đến mê mẩn, sức hút đối với loài ong và bướm. Thì loài hoa này còn được nhiều nơi trọng vọng như một loài hoa đứng đầu của các loài hoa.
Tại Hoa Kỳ, Mẫu Đơn là loài hoa biểu trưng của bang Indiana. Năm Đinh Dậu 1957, Quốc hội bang Indiana đã thông qua một đạo luật chính thức tuyên bố hoa Mẫu Đơn là hoa biểu trưng của bang, thay thế cho cúc zinnia vốn là biểu trưng của bang này từ 1931.
Tại Nhật Bản, cây Mẫu Đơn còn được coi là một phương thuốc. Rễ của các loài mẫu đơn được dùng để điều trị chứng co giật. Tất nhiên, chủ yếu nó được trồng làm cây cảnh. Và người ta cũng cho rằng Mẫu Đơn là "vua của các loài hoa".
Tại Trung Quốc, loài hoa này được coi là biểu tượng lâu đời hơn các nước khác. Đến thời nhà Tống, hoa Mẫu Đơn được phong là "hoa vương", hay còn gọi là vua của các loài hoa. Tới nhà Thanh, năm 1903 thì Mẫu Đơn đã được tuyên bố là quốc hoa của nhà Thanh. Vào năm 2010, Trung Quốc cũng quyết định chọn Mẫu Đơn là quốc hoa. Và tại Trung Hoa, thì Mẫu Đơn đẹp nhất, nổi tiếng nhất là ở thành Lạc Dương. Cũng giống như Đà Lạt của Việt Nam, vùng đất nổi tiếng với các loài hoa đẹp vậy. Và hàng năm, tại Lạc Dương đều có hàng loạt triển lãm hoa Mẫu Đơn lớn nhỏ.
Có một điểm đặc biệt là các loài Mẫu Đơn tạo ra mật hoa ở bên ngoài các nụ hoa, khiến cho kiến rất yêu thích.
Nguyễn Phú Cần –
Thời gian giao tương đối nhanh