Tranh thêu chữ thập Lưu Thủy Sinh Tài
Tranh thêu chữ thập Lưu Thủy Sinh Tài (Bồng Lai Tiên Cảnh) là sản phẩm tranh chữ thập thêu kín của hãng tranh Monalisa. Đây là mẫu tranh thêu chữ thập Lưu Thủy Sinh Tài kích thước nhỏ. Phù hợp với những người yêu thích loại tranh khổ bé. Thêu tương đối nhanh..
✅ Kích thước tranh: 100×55 cm.
✅ Chủ đề tranh: Phong cảnh.
✅ Mô tả: Nơi tiên cảnh đẹp tuyệt trần với muôn loài, cảnh vật hữu tình cùng non nước. Bức tranh thiên về tài nguyên và sinh khí. Mang lại đầy đủ mọi yếu tố phong thủy mà một ngôi nhà cần đến.
✅ Tranh phù hợp để treo ở phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc
❤️ Tranh mang thông điệp: Cuộc sống phong phú tươi đẹp
✅ Các đối tượng nội dung xuất hiện trong tranh: Hoa Sen, Cầu vồng, Chim Bồ Câu, Chim Hạc, Ngọn núi, Thác nước, Hồ nước, Hoa Mộc Lan, Hoa Anh Đào, Con Cá, Cá chép vàng, 9 con cá, Con hươu, Chim Công, Khổng Tước, Ngư phủ, Con thuyền, Ngôi nhà, Cây cầu
✅ Bộ sản phẩm gồm: Vải in màu sẵn, kim thêu, chỉ thêu.
✅ #tranhtheuchuthap #tranhchuthap #E215
Ý nghĩa tranh Lưu Thủy Sinh Tài (E215) là gì?
Để hiểu ý nghĩa của bức tranh Lưu Thủy Sinh Tài, ta cùng tìm hiểu ý nghĩa các thành phần góp mặt trong bức tranh sau đây:
Hoa Sen
Hoa Sen là loài hoa gần gũi với người châu Á, tượng trưng cho sự thanh sạch, tinh khiết dù sống giữa nơi bùn lầy rất bẩn. Những cánh hoa Sen có một vẻ đẹp gây hớp hồn bất cứ ai ngắm nhìn nó vào mỗi sáng sớm, những ngày thời tiết mưa,...
Hoa Sen được gắn liền với Phật Giáo, là biểu tượng của sự giác ngộ tâm tính. Do đó thường mang lại điềm lành. Các cánh hoa được hình dung như các luân xa (charka) đang quay quanh trục. Theo khoa học tâm linh, thì các luân xa là trung tâm năng lượng của các cá thể sống. Và con người có tới 7 luân xa khác nhau, mang lại những loại năng lượng và năng lực khác nhau.
Năm 2011, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam từng chủ trì cuộc bầu chọn quốc hoa của Việt Nam. Kết quả là hoa Sen được nhiều người bầu nhất. Tuy nhiên, cũng chưa có văn bản chính thức nào quy định quốc hoa của Việt Nam.
Cây hoa Sen được xem là một loài mà con người có thể sử dụng tất cả các bộ phận của nó. Do vậy, tính hữu dụng trong đời sống của sen với con người rất cao.
Tranh hoa Sen không chỉ thể hiện phong thái sống thanh khiết, giản dị. Còn là vật hấp thu tinh túy trời đất, mang lại sức khỏe tốt bất kể môi trường sống ra sao. Tranh hoa Sen cũng mang lại sự an nhiên cho tâm hồn, mang lại điềm lành cho gia chủ.
Cầu vồng
Cầu vồng là hình ảnh kỳ thú của thiên nhiên, thể hiện khao khát, ước mơ. Có thể nói, cầu vồng là một trong những hiện tượng độc đáo và lôi cuốn nhất mà trời đất cho con người. Cầu vồng thường được gắn với câu chuyện tình yêu lãng mạn. Bảy sắc cầu vồng tượng trưng cho những gam màu cuộc sống tươi đẹp. Chữ "Cầu" cũng được dùng như nghệ thuật chơi chữ, với ý nghĩa là "cầu mong" những điều tốt đẹp sẽ đến, tươi sáng như 7 sắc cầu vồng.
Chim Bồ Câu
Chim Bồ Câu là loài chim biểu tượng của hòa bình. Chúng khá đơn giản, thuần khiết, thánh thiện, và chung thủy trong tình yêu. Ngay cả ở Việt Nam, Bồ Câu còn bị coi là món ăn thì chúng vẫn được dùng cho biểu tượng hòa bình và đôi lứa trong những hình ảnh đám cưới. Đây là loài chim rất thân thiện, đáng yêu, và bộ lông cổ khá đẹp.
Chim Hạc
Chim Hạc không chỉ thể hiện tình yêu nếu đi theo cặp. Chúng còn được kết hợp với cây Tùng trong bộ Tùng Hạc Diên Niên để mang ý nghĩa trường tồn, sức khỏe. Nếu là một đôi chim Hạc và cây Tùng sẽ mang ý nghĩa bách niên giai lão.
Theo văn hóa phương Đông, đặc biệt là người Nhật Bản, thì chim Hạc là linh điểu. Truyền thuyết chim Hạc thần sống đến cả ngàn năm. Chúng tượng trưng cho tuổi thọ, sức khỏe, và cả sự trung thành trong hôn nhân.
Những ngọn núi có ý nghĩa gì trong hội họa?
Núi và nghệ thuật:
Ý tưởng đơn sơ nhất của núi là dùng để tả cảnh. Những ngọn núi là sản phẩm được kiến tạo bởi bàn tay của mẹ thiên nhiên. Mỗi ngọn núi đều không giống nhau. Nó là những vật thể tạo hình thú vị, đồng thời phối hợp với nhau thành những bức tranh hùng vĩ, gây rung động lòng người.
Núi và giá trị trong Ngũ Hành:
Núi mặc dù được tạo lên từ "Thổ" trong Ngũ Hành. Nhưng những ngọn núi thường kèm với cây cỏ và nước. Những bức tranh có núi non thường không đơn thuần là khối đất đá, mà bao gồm cây cỏ, nước,.... Nên nó đem lại sự hài hòa giữa nhiều mệnh: Thổ, Kim, Thủy, Mộc, Hỏa. Núi cũng như hồ, nó chứa đựng cả một hệ sinh thái bên trong nó. Cổ nhân cũng chưa có trường hợp nào "kén" tranh vì có hình ảnh núi bao giờ. Và nếu ai cho rằng tranh có núi non là ý nghĩa lớn về ngũ hành thì có lẽ đó là một sự sai lầm. Không giống những bức tranh rừng cây, vốn hoàn toàn là hệ Mộc.
Ý nghĩa phong thủy của núi:
Những ngọn núi còn mang ý nghĩa điểm tựa vữa chắc. Những ngôi nhà đắc địa trong phong thủy được cho là phải có địa thế "Tọa sơn hướng thủy". Lưng tựa núi, mặt hướng biển được coi là tiêu chuẩn vàng trong phong thủy. Rất nhiều công trình chùa chiền hiện đại xây dựng để thu hút khách du lịch đã vận dụng địa thế siêu đắc địa này. Có lẽ, vì thế mà chúng có khả năng thu hút tài lộc rất mạnh.
Nghệ thuật tranh núi non, sơn thủy:
Tranh về chủ đề núi thường là chủ đề "Sơn thủy". Chúng có 3 dạng bố cục chính là: Cao Viễn đồ, Bình Viễn đồ, Thâm Viễn đồ. Trong đó:
- Cao Viễn đồ (tranh cao lớn, hùng vĩ và xa xôi): Tranh phong thủy theo bố cục cao viễn đặt núi làm nội dung chủ đạo. Tranh hiện ra là phong cảnh cao lớn và hùng vĩ.
- Bình Viễn đồ (tranh bằng phẳng và xa xăm): Tranh bố cục theo dạng Bình Viễn là tranh có phong cảnh mênh mông và xa xăm. Không chỉ có ý nghĩa về sự ít gồ ghề, bằng phẳng. Chữ Bình còn có ý nghĩa là cảm giác bình yên. Trong tranh Sơn Thủy theo bố cục Bình Viễn, nước thường được xem là chủ đạo và chiếm nhiều diện tích trên hình. Phía xa xa sẽ có nhấp nhô những ngọn núi chập chùng. Hoặc có thể chỉ là một góc núi ở bên cạnh tranh (không có trong trọng tâm). Tranh bố cục Bình viễn cũng thường có cảnh con thuyền và người (ông già) đánh cá, hoặc các ông tiên đánh cờ, luận thi ca trên mỏm đá.
- Thâm Viễn đồ (tranh xa xăm và có chiều sâu): Với bố cục Thâm Viễn đồ, phong cảnh thường có góc nhìn từ trên cao xuống, thể hiện không gian sâu rộng. Tranh thường có thung lũng, hoặc hang động, hay mây mờ để tạo lên sự huyền bí, vắng vẻ và tĩnh mịch. Những nơi "vùng sâu vùng xa" lại là nơi núi non hiểm trở chính là nơi yên tĩnh cho các ẩn sĩ lánh đời.
Như vậy, mỗi bố cục tranh Sơn Thủy đem lại những ý đồ và ý nghĩa rất khác nhau. Nhưng tựu chung, ngọn núi là biểu tượng của "điểm tựa" và sự hỗ trợ.
Thác nước có ý nghĩa gì?
Thác nước mang đầy đủ hàm ý, ý nghĩa của nước, đặc biệt là ý nghĩa nguồn sống của vạn vật. Tuy nhiên nó được nhấn mạnh bởi tính "động" và có định hướng rõ ràng. Sự chảy của thác nước có ý nghĩa mang nguồn sống tới từ đỉnh cao muôn trượng. Của nơi đầu nguồn linh thiêng và tinh khiết.
Những tranh thác nước thường được gọi là "Lưu thủy sinh tài" hoặc "Tài nguyên cổn cổn". Ý nghĩa là dòng nước chảy mang đến tài lộc. Do vậy, nếu đang mong cầu tài lộc thì thật không nên bỏ qua những bức tranh có hình ảnh thác nước. Vì nó là yếu tố tài lộc mạnh mẽ nhất trong phong thủy.
Mặt hồ có ý nghĩa ra sao?
Cũng là một hình ảnh chứa yếu tố nước. Nhưng hồ nước lại khác biệt với thác nước hay dòng sông. Bởi hồ nước là vật "tĩnh". Cùng là chứa đựng nguồn sống, tài lộc. Nhưng lòng hồ thường sâu hơn, và rộng lớn hơn. Với dung tích lớn ấy, nó chứa đựng được một nguồn tài nguyên vô cùng lớn.
Mặt hồ thường gắn với thác nước và núi non để tạo lên bức tranh "Lưu thủy sinh tài". Khi thác nước mang tài nguyên đến, thì lòng hồ chứa đựng nó, không bị mất đi. Cho nên hồ nước giống như thần giữ của trong bức tranh vậy! Cũng có khi, hồ nước thay vì ý nghĩa mạnh về tài lộc, nó lại mang ý nghĩa về sinh khí trong những tác phẩm như "Sơn thủy hữu tình". Với những bức Sơn thủy hữu tình, hồ nước là nguồn sống đích thực với muôn loài, từ vi sinh vật, thảm thực vật tới động vật. Tất cả tạo lên một Hệ Sinh Thái đa dạng và nên thơ. Tóm lại, mặt hồ tích lũy rất nhiều nước và tài nguyên sinh vật, đem lại nguồn sống dồi dào. Mặt hồ xuất hiện trong tranh mang hàm ý tụ lộc.
Vai trò của hồ dễ hình dung nhất là hoạt động thủy điện trong đời sống. Nguồn tài nguyên, năng lượng nước được chảy về từ những con suối, dòng thác, ra những con sông. Rồi tích lũy ở những hồ thủy điện.Từ đó tạo thành nguồn năng lượng phục vụ cuộc sống.
Hoa Mộc Lan
Hoa Mộc Lan là biểu tượng của vẻ đẹp nữ tính, ngọt ngào, và cao thượng. Mộc lan chỉ đứng sau mẫu đơn như là biểu tượng của người phụ nữ đẹp và hạnh phúc trong hôn nhân. Ngày xưa chỉ có hoàng đế và các thành viên trong hoàng tộc mới được trồng hoa mộc lan
Hoa Anh Đào
Hoa Anh Đào là loài hoa biểu tượng của mùa xuân ở xử sở hoa Anh Đào (Nhật Bản). Cũng giống như hoa Đào, hoa Mai ở những nơi khác. Hoa Anh Đào có tên khác là Sakura, với những tác phẩm nghệ thuật lừng lẫy. Và cũng như hoa Đào, hoa Mai, loài hoa này cũng là lời cầu chúc sự khởi đầu mới tốt lành.
Con Cá
Con cá với ý nghĩa mạnh mẽ về sinh khí, và khả năng tiêu trừ khí xấu bất lợi trong nhà. Cá được đọc là Ngư, trong tiếng Hán nó phát âm giống Dư (dư giả). Do đó cũng là biểu tượng tài lộc.
Cá chép vàng
Cá chép vàng là cá chép được sử dụng nhiều nhất trong hội họa. Có lẽ đơn giản là vì nó đẹp, lại mang màu của Vàng, màu Hoàng Tộc. Hay cũng vì sự tích Cá Chép Vàng hóa Rồng? Nhưng chúng ta đều thấy rằng, Cá chép được sử dụng vào 23 tháng Chạp để đưa ông Táo lên Giời đều là cá chép Vàng. Điều này cũng khiến cho lượng cá chép vàng ở các khu hồ vùng thành phố rất nhiều. Ai đi câu cá thường câu phải loại cá này. Trong truyện Phong Thần, Khương Tử Nha cũng rất thích Cá Chép Vàng. Hình tượng cá chép vàng xuất hiện khá nhiều trong thần thoại, truyện cổ tích, văn học dân gian. Và tất nhiên, chúng cũng rất được ưa chuộng trong nghệ thuật hội họa.
9 con cá
Tranh 9 con cá (cửu ngư) được gọi chung là Cửu Ngư Đồ. Trong đó, Đồ nghĩa là Tranh. Cá được coi là loài vật hấp thu và hóa giải, tiêu trừ tà khí. Là loài vật có tính trấn phong thủy rất mạnh. Do đó, không khó để nhận ra những đại gia thường có bể cá trong nhà. Tranh Cửu Ngư còn được gọi với nhiều cái tên. Chẳng hạn Cửu Ngư Quần Hội (quần tụ), Cửu Ngư Tranh Châu, Cửu Ngư Phú Quý, Niên niên hữu dư (dư và ngư có đồng âm trong tiếng Hán). 9 con cá hội tụ mang theo ý nghĩa dư giả và tập trung của cải.
Con hươu
Con hươu không chỉ làm tăng phần sinh động cho tranh. Hươu còn được gọi là con Tuần Lộc. Với ý nghĩa mang đến tài lộc cho gia chủ. Theo truyền thuyết, ông già Noel cũng cưỡi chú Tuần Lộc mang quà đến cho mọi em bé. Quả đúng là Lộc trời.
Chim Công
Chim Công với bộ lông sặc sỡ, thường thể hiện sự sự phú quý. Hình ảnh đôi chim Công cũng thường để thể hiện sự gắn bó tình yêu của cha với mẹ, hay vợ với chồng. Những ai biết về Chim Công (Khổng Tước) sẽ biết giá trị bộ lông loài chim này rất cao. Nó tượng trưng cho sự đẹp đẽ, quyền uy và sang giàu. Bức tranh có hình con chim Khổng Tước có ý nghĩa chủ yếu là "Phú Quý", hoặc sự chung thủy gắn kết.
Khổng Tước
Không tước cũng chính là chim công. Là biểu tượng của sự cao sang quý phái và sự giàu có, hạnh phúc.
Ngư phủ
Ngư phủ có nghĩa là người đánh cá, hay người chài lưới. Tranh có ngư phủ và con thuyền là mang ý nghĩa thu hoạch được nhiều tài nguyên. Nó thường được gắn trong khung cảnh một lòng hồ, hay con sông. Thể hiện tài lộc rất nhiều, ung dung hưởng thụ.
Đôi khi con người trên thuyền cũng là một thi nhân. Vị đó có thể ngồi câu cá, làm thơ. Trong văn học Việt Nam có những vần thơ hay về câu cá như bài Thu Điếu của cụ Nguyễn Khuyến:
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo"
Có lẽ đến đây, bạn đọc sẽ thấy được tranh con thuyền thật sự có thể nhìn nhận theo nhiều chiều hướng. Tuy nhiên, trong bức Lưu Thủy Sinh Tài thì chúng vẫn thiên nhiều về ý nghĩa tài lộc.
Con thuyền
Con thuyền thường mang ý nghĩa ra khơi thuận lợi (thuận buồm xuôi gió), hoặc đi chài lưới đầy khoang. Cả hai đều mang ý nghĩa tốt đẹp như may mắn tài lộc, mọi việc hanh thông dễ dàng và có quý nhân phù trợ. Nếu thuyền không mang theo cá tôm, của cải, thì cũng là mang theo những thứ rất trữ tình lãng mạn như trăng mây gió sương. Chẳng thế mà nhà thơ Nguyễn Trãi có câu:
"Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then"
Con thuyền trong tranh mang nhiều ý nghĩa mà tùy người thưởng tranh có thể cảm nhận. Tùy công việc của gia chủ mà luận ý nghĩa tương ứng:
- Nếu như chủ nhà là một người kinh doanh luôn hối hả tất bật, thì con thuyền đó là thuyền chài lưới, tôm cá đầy khoang.
- Nếu như gia chủ là người làm ăn xa hay theo công danh, thì đó là con thuyền "thuận buồm xuôi gió". Thuận buồm xuôi gió không chỉ thể hiện sự hanh thông thuận lợi, mà còn cho thấy có cả thế lực của trời đất phò trợ.
- Còn nếu gia chủ là một nghệ sĩ, hay một học giả, thì tranh sẽ là một con thuyền ung dung tự tại, dáng vẻ khoan thai. Con thuyền đó không có áp lực với cuộc sống, nằm giữa nơi thiên nhiên trù phú, chỉ việc hưởng thụ và sống với cái tâm thái an nhàn vô lo.
Ngôi nhà
Ngôi nhà luôn có ý nghĩa về sự ấm áp, hạnh phúc. Nó cũng có ý nghĩa được an toàn, che chở. Nhà là nơi để trở về, dù cuộc sống ngoài kia có ra sao.
Cây cầu
Cây cầu là nơi hò hẹn của đôi ta… Đó thực sự là thứ mang theo nhiều câu chuyện cuộc sống. Xưa kia cây cầu chỉ được bắt qua kênh, qua sông, nối hai bờ xa nhớ. Chứ không có cầu vượt qua đường ồn ào bẩn thỉu như ngày nay. Chiếc cầu ngày xưa rút ngắn lại quãng đường, để những người trẻ dễ dàng quen và đến với nhau. Đêm đêm trăng sáng, trên cầu anh thổi sáo... Những câu hát, bài thơ đã quá nhiều về những cây cầu. Nó mang theo ý nghĩa là vượt qua trắc trở, kết nối tình yêu, mở rộng giao thương. Nổi tiếng nhất phải kể đến là cây cầu Ô Thước được làm bằng hàng ngàn con quạ để cặp đôi Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau vào tháng 7 âm lịch. Theo cách chơi chữ, "Cầu" còn là cầu nguyện, mong ước những điều tốt đẹp sẽ đến.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.