Tranh đính đá Thư pháp Cha Mẹ
✅ Tranh đính đá Thư pháp Cha Mẹ (Tri ân cha mẹ) là sản phẩm của hãng tranh Monalisa.
✅ Kích thước tranh: 100×55 cm.
✅ Đây là mẫu tranh đính đá Thư pháp Cha Mẹ kích thước nhỏ. Phù hợp với những người yêu thích loại tranh gắn đá khổ bé. Đính trong thời gian rất ngắn..
✅ Chủ đề tranh: Thư pháp.
✅ Mô tả: Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn, Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con. Đó là một đoạn trong bài thơ Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ.
✅ Tranh phù hợp để treo ở phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc, phòng ăn
❤️ Tranh mang thông điệp: Hãy nhớ công ơn và hiếu thảo với cha mẹ nhé
✅ Các đối tượng nội dung xuất hiện trong tranh: Chim công, Hoa Mộc Lan, Con Bướm, Mặt Trăng
✅ Bộ kit sản phẩm bao gồm: Vải in màu, bút đính đá, sáp đính đá
✅ #tranhdinhda #tranhganda #Y8161
Ý nghĩa Tranh đính đá Thư pháp Cha Mẹ (Y8161)
Để hiểu được ý nghĩa của tranh, chúng ta cần hiểu ý nghĩa các yếu tố có trong tranh.
Chim Công
Chim Công với bộ lông sặc sỡ, thường thể hiện sự sự phú quý. Hình ảnh đôi chim Công cũng thường để thể hiện sự gắn bó tình yêu của cha với mẹ, hay vợ với chồng. Những ai biết về Chim Công (Khổng Tước) sẽ biết giá trị bộ lông loài chim này rất cao. Nó tượng trưng cho sự đẹp đẽ, quyền uy và sang giàu. Bức tranh có hình con chim Khổng Tước có ý nghĩa chủ yếu là "Phú Quý", hoặc sự chung thủy gắn kết.
Hoa Mộc Lan
Hoa Mộc Lan là biểu tượng của vẻ đẹp nữ tính, ngọt ngào, và cao thượng. Mộc lan chỉ đứng sau mẫu đơn như là biểu tượng của người phụ nữ đẹp và hạnh phúc trong hôn nhân. Ngày xưa chỉ có hoàng đế và các thành viên trong hoàng tộc mới được trồng hoa mộc lan
Con bướm
Con bướm, hay bướm trắng (hồ điệp) được đưa vào tranh với mục đích tăng thêm sự thơ mộng cho bức tranh. Bướm cũng thể hiện cho tình yêu nữa.
Hình ảnh mặt trăng trong nghệ thuật
Mặt trăng là biểu tượng nhiều hơn là cảnh. Nó đã đi vào nghệ thuật từ rất sớm, và trong mọi lĩnh vực nghệ thuật. Chất thơ của trăng là vô bờ. Bởi ánh sáng mờ ảo ban đêm trăng mang lại thường được đối chiếu với tâm trạng từng người. Kiểu như, khi vui thì trăng ca hát, khi buồn trăng ủ rũ theo. Mỗi bước chân ta, trăng đều đi theo như một người tri kỷ, và soi sáng đường cho ta đi.
Chả vậy mà thơ xưa có câu:
"Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau."
Hình tròn của mặt trăng cũng được dùng như biểu tượng của sự toàn diện, viên mãn. Mọi thứ tròn đầy, ánh sáng trăng xua tan đêm tối mịt mù.
Trăng thường được gắn với hoa mẫu đơn, cá chép, tiền vàng, cô gái đang tắm... Để tạo thành những chủ đề "Lý Ngư Vọng Nguyệt", "Hoa khai phú quý", "Phú quý mãn đường", "Cửu ngư vọng nguyệt", "Thiếu nữ tắm dưới trăng". Với những ý nghĩa vươn tới sự giàu sang trọn vẹn, hay vẻ đẹp tròn đầy phúc hậu của người thiếu nữ mười lăm đôi mươi. Điều này rất khác với sự giàu sang không trọn vẹn, hay vẻ đẹp quá sắc sảo. Những thứ ấy tưởng chừng rất đáng ngưỡng mộ, nhưng lại không thể hiện sự cân bằng.
Trăng cũng có thể ghép với mặt nước tĩnh, hay động. Để tạo nên những bức hình kỳ ảo. Thật đáng tiếc, vào giai đoạn này, cuộc sống người Việt ở hầu hết mọi vùng đô thị đã bị ô nhiễm ánh sáng. Ánh sáng đèn khiến trăng không còn thấy rõ, và những ngôi sao dường như biến mất khỏi bầu trời.
Ly Nha Phuong –
Mình hài lòng với bức tranh bên shop giao minh làm xong se ủng hộ shop tiep tuc