Tranh đính đá Chợ Quê
✅ Tranh đính đá Chợ Quê (Bức họa đồng quê) là sản phẩm của hãng tranh Monalisa.
✅ Kích thước tranh: 120×60 cm.
✅ Đây là mẫu tranh đính đá Chợ Quê kích thước rộng trung bình. Phù hợp với những người yêu thích loại tranh gắn đá khổ rộng trung bình.
✅ Chủ đề tranh: Phong cảnh, Làng quê.
✅ Mô tả: Phiên chợ quê họp ở ven đường tấp nập là hình ảnh rất đỗi thân thương của bao thế hệ. Phi thương bất phú, chợ quê là biểu tượng của sự phát triển buôn bán.
✅ Tranh phù hợp để treo ở phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc, phòng ăn
❤️ Tranh mang thông điệp: Buôn may bán đắt, cuộc sống thoải mái an nhàn
✅ Các đối tượng nội dung xuất hiện trong tranh: Cây đa, Bến nước, Cây cầu, Ngôi nhà, Con người, Con kênh, Sân đình, Con trâu
✅ Bộ kit sản phẩm bao gồm: Vải in màu, bút đính đá, sáp đính đá
✅ #tranhdinhda #tranhganda #Y8091
Ý nghĩa Tranh đính đá Chợ Quê (Y8091)
Để hiểu được ý nghĩa của tranh, chúng ta cần hiểu ý nghĩa các yếu tố có trong tranh.
Cây đa
Cây đa được gắn liền với làng quê. Giống như một người canh gác. Những cây đa lớn còn được người dân tôn thờ như những vị thần làng. Rất ít khi người ta dám cả gan chặt phá cây đa lớn tuổi. Chúng có tuổi đời mà nhiều thế hệ con người chứng kiến. Tranh hễ xuất hiện cây đa, thì nó đã khẳng định chủ đề làng quê cho bức tranh như một quy ước bất diệt.
Bến nước
Bến nước là một yếu tố trong đời sống người dân thôn quê xưa. Đó là nơi sinh hoạt của xóm làng như giặt giũ, gánh nước tưới,… Bến nước mang ý nghĩa sum vầy, và là nguồn sống của người dân. Nó mang yếu tố thủy của nước, với ý nghĩa nguồn sống, và được thể hiện một cách rất rõ ràng.
Cây cầu
Cây cầu là nơi hò hẹn của đôi ta… Đó thực sự là thứ mang theo nhiều câu chuyện cuộc sống. Xưa kia cây cầu chỉ được bắt qua kênh, qua sông, nối hai bờ xa nhớ. Chứ không có cầu vượt qua đường ồn ào bẩn thỉu như ngày nay. Chiếc cầu ngày xưa rút ngắn lại quãng đường, để những người trẻ dễ dàng quen và đến với nhau. Đêm đêm trăng sáng, trên cầu anh thổi sáo... Những câu hát, bài thơ đã quá nhiều về những cây cầu. Nó mang theo ý nghĩa là vượt qua trắc trở, kết nối tình yêu, mở rộng giao thương. Nổi tiếng nhất phải kể đến là cây cầu Ô Thước được làm bằng hàng ngàn con quạ để cặp đôi Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau vào tháng 7 âm lịch. Theo cách chơi chữ, "Cầu" còn là cầu nguyện, mong ước những điều tốt đẹp sẽ đến.
Ngôi nhà
Ngôi nhà luôn có ý nghĩa về sự ấm áp, hạnh phúc. Nó cũng có ý nghĩa được an toàn, che chở. Nhà là nơi để trở về, dù cuộc sống ngoài kia có ra sao.
Con người
Con người trong tranh thể hiện sự sống và văn hóa theo từng mẫu tranh cụ thể. Hình ảnh con người mang sinh khí và sức sống rất đời cho bức tranh.
Con kênh mang ý nghĩa nguồn sống
Với ý nghĩa tương tự như các hệ Thủy khác (sông, suối, thác nước, hồ nước,...). Con kênh cũng mang ý nghĩa nguồn sống, tài nguyên. Nó ngầm ý rằng đây là nguồn tài lộc đang đến ở rất gần.
Con kênh cũng là thứ rất gần gũi với tuổi thơ của hầu hết trẻ em vùng ngoại ô, nông thôn. Khi mà cuộc sống gắn liền với đồng ruộng, thì kênh dẫn nước tưới tiêu là không thể thiếu. Đó cũng là nơi mà lũ trẻ ra nghịch nước mỗi sớm chiều (khi xưa nước mương rất sạch, không như ngày nay).
Sân đình
Sân đình là hình ảnh ước lệ, không thể thiếu nếu nói về chủ đề làng quê. Sân đình là nơi tụ họp của người dân quê trong các hoạt động văn hóa, đời sống.
Con trâu
Tranh Con trâu mang ý nghĩa về sự nghiệp phát triển. Dân gian có câu Con trâu là đầu cơ nghiệp. Muốn cày cuốc cấy hái hay vận tải thì không thể thiếu sức của Trâu. Ở nhiều nền văn hóa, Trâu được coi như một vị thần (như Thới Sơn). Cũng có những nơi, Trâu được xem là vật hiến tế cho thần. Mặc dù vậy, ở phần lớn các nền văn minh lúa nước, Trâu là bạn của nhà nông mà không phải thức ăn.
Lê Thị Phương Phượng –
Tranh đính đá thì về lâu dài không giữ giá trị như tranh thêu kín. Tranh thêu kín để 10 năm có khi còn đắt hơn lúc mới. Đính đá được cái làm nhanh và lấp lánh.