Hình ảnh Cổng làng và ý nghĩa trong tranh làng quê Việt

Tranh phong cảnh Làng quê là chủ đề tranh giàu ý nghĩa nguồn cội và khơi gợi tình yêu quê hương, đất nước. Hình ảnh cổng làng khá đặc trưng, tồn tại ở rất nhiều địa phương. Và nó đã đi vào những bức tranh chủ đề làng quê như Cây Đa Đầu Làng, Cây Đa Bến Nước Sân Đình, Bức Họa Đồng Quê, Nhịp Điệu Thôn Dã, Mùa Màng Bội Thu,…

Cổng làng đến nay vẫn còn tồn tại, nó gắn liền với biết bao kí ức của con người…

Tranh đính đá bức họa đồng quê

Ý nghĩa và giá trị lịch sử

Hình tượng cổng làng có ý nghĩa gì?

Cổng làng là một trong những biểu tượng của làng quê Bắc Bộ. Cổng làng mang một ý nghĩa rất lớn trong đời sống văn hóa cũng như tâm linh của người xưa. Hình ảnh cổng làng xuất hiện trong những tác phẩm văn học, phim ảnh bên cạnh cây đa cổ thụ.

Trước tiên cổng làng là nơi phân chia địa giới của làng, ranh giới giữa các làng với nhau. Nó cũng là cửa ngõ để vào một làng và mang đậm nét riêng của từng ngôi làng. Trải qua năm tháng, cổng làng dần trở thành biểu tượng văn hóa của Làng quê.

Cổng làng còn có ý nghĩa như một sự chào đón chân thành, hồ hởi của người địa phương dành cho khách. Cổng làng gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng. Chúng chứng kiến sự trưởng thành và kí ức của hầu hết người dân trong làng.

Cho dù thời gian có trôi đi, con người có lớn lên và già đi thì cổng làng vẫn sừng sững ở đó. Chúng giúp người con của làng có thể cảm nhận được hơi ấm, sự thân thương yên bình trong đó. Cổng làng còn là sự kết nối gia tộc làng xã, về phong tục, tập quán, văn hóa riêng biệt.

Với sự phát triển KT-XH thì hình ảnh cổng làng không còn xuất hiện nhiều tại các làng quê. Tuy nhiên hiện nay nhiều vùng làng bắt đầu tái hiện lại hình ảnh chiếc cổng làng. Chúng giúp cho thế hệ trẻ biết để gìn giữ những gì thuộc về kí ức.

Tranh làng quê với cổng làng như tái hiện lại cuộc sống, và những giá trị thân thuộc, đẹp đẽ của làng quê. Đây vừa là phong cảnh đẹp trang trí nhà cửa. Vừa là văn hóa phẩm gìn giữ những giá trị truyền thống cho các thế hệ sau.

Cây đa có ý nghĩa gì trong đời sống người dân Việt Nam?

Cây đa là nơi người dân quanh quần bên nhau

Khi nhắc đến cổng làng thì không thể không nhắc đến hình ảnh cây đa đã đi vào lời ru, tiếng hát. Nó mang một biểu tượng truyền thống của làng quê Việt Nam. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sức sống trường tồn và dẻo dai vượt thời gian. Cây đa như một minh chứng của thời gian, chứng kiến sự đổi thay của con người, đất trời.

Cây đa là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt sôi nổi của người dân. Đó là nơi người dân ngồi nghỉ ngơi, thưởng thức một ngụm nước mát sau cả ngày lao động vất vả. Gốc đa còn là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi dân gian. Là địa điểm người dân trong làng ngồi tán ngẫu với nhau, là nơi hẹn hò của các đôi trai gái.

Y8028 Tranh đính đá Phong cảnh làng quê kích thước lớn 160x75 cm
Y8028 Tranh đính đá Phong cảnh làng quê kích thước lớn 160×75 cm

Cây đa trong ý nghĩa tâm linh

Từ xa xưa, cây đa, cây đề, hay cây xanh, cây si đều được coi là những cây có tuổi thọ cao và sức sống bất diệt. Chúng có mặt ở hầu hết mọi vùng miền, là nơi mà ngưng tụ, thu hút sức mạnh tâm linh. Nhiều đồn đoán, nhiều câu chuyện dân gian được “thêu hoa dệt gấm” thêm, khiến những loài cây này đều trở thành linh vật trong văn hóa đời sống.

Cũng bởi vậy, cây đa còn được coi là biểu tượng tâm linh của làng quê. Mặc dù chúng mọc ở nhiều nơi nhưng những nơi như đầu làng, đình làng cổ, đền chùa thường không thể vắng bóng chúng.

Cây đa tạo cho đình, chùa một không gian linh thiêng, thoáng mát và một cảm giác bình yên. Tương truyền, cây đa còn là nơi ngự trị của các thần linh và các linh hồn bơ vơ vất vưởng. Cây đa nào càng già cỗi, rậm rạp lâu đời thì càng gắn bó với thần linh. Cây đa tại các khu di tích và cổng làng thường được người dân thờ cúng, thắp hương. Hành động đó thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh cũng như mong muốn các linh hồn bơ vơ về nương nhờ cửa Phật không đi quấy nhiễu dân làng.

Những nơi người ta mở đường, nếu gặp phải cây đa lớn tuổi, cũng không mấy ai dám chặt phá. Thay vào đó sẽ đi đường vòng qua. Và sẽ lập bàn thờ ở những cây già đó. Đây cũng là do những chuyện kể rằng, có nhiều người gặp tai họa khi chặt phá cây thần.

Như vậy hình ảnh cây đa, cổng làng gắn bó rất mật thiết với con người Việt Nam. Nó như một minh chứng cho sự hình thành, phát triển của một làng cũng như của từng người con trong làng. Chúng luôn là một biểu tượng truyền thống không bao giờ phai nhạt theo thời gian.

Ý nghĩa của hình ảnh cây đa, cổng làng trong các bức tranh làng quê Việt Nam

Những bức tranh cây đa, cổng làng với nét đẹp mộc mạc, giản dị nhưng lại rất được yêu thích. Với gam màu độc đáo, nhẹ nhàng thì chúng còn mang một ý nghĩa hết sức sâu sắc về nguồn cội và bảo tồn văn hóa.

Hình ảnh cây đa, cổng làng giúp cho những người con xa nhà vơi bớt cảm giác nhớ quê hương. Khi ngắm nhìn các bức tranh này giúp mọi người nhớ về cả một bầu kí ức tuổi thơ của chính mình. Một phần nhớ về những tháng ngày chơi đùa quanh gốc đa, cổng làng cũng lũ bạn cùng trang lứa. Mặt khác đó là những lúc nghỉ ngơi, thư giãn, tám chuyện bên gốc đa của làng. Khi treo các bức tranh này, các cụ có thể tự hào kể lại cho con cháu mình nghe về lịch sử của quê hương mình. Chúng giúp cho các lớp trẻ hiểu được cuộc sống xưa kia của làng quê như thế nào.

Hàng ngày khi được ngắm nhìn bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau cả một ngày làm việc mệt nhọc. Bức tranh là điểm nhấn ấn tượng giúp cho căn nhà trở nên độc đáo hơn. Là một người con xa quê hương thì chắc chắn bức tranh sẽ giúp bạn vơi đi phần nào nỗi nhớ quê hương. Mà cũng còn tùy, có khi còn làm chúng ta luôn nhớ về quê hương, tuổi thơ, và gia tộc. Nhưng đó chính là một điều tuyệt vời.

Y8168 Tranh đính đá Phong cảnh làng quê kích thước trung bình 120x60 cm
Y8168 Tranh đính đá Phong cảnh làng quê kích thước trung bình 120×60 cm

Nơi lý tưởng để treo bức tranh cây đa, cổng làng là ở đâu?

Tranh cây đa, cổng làng là một bức tranh phù hợp với mọi không gian trong ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên thích hợp nhất là khu vực phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn (hay cũng là phòng bếp ở những căn hộ hiện đại).

Treo tranh phong cảnh trong phòng khách giúp cho căn nhà của bạn thêm rộng rãi. Nó giúp tạo điểm nhấn cho ngôi nhà. Chúng còn giúp tạo ấn tượng đẹp trong lòng những vị khách đến ngôi nhà.

Tại phòng ăn, hình ảnh làng quê bình dị, thân thuộc giúp tâm hồn con người được thư giãn. Nó tạo cho con người cảm giác ngon miệng trong các bữa ăn của gia đình, tốt cho dạ dày. Có khi vừa ăn, chúng ta còn cảm nhận được mùi hương thơm của sợi rơm vàng. Và tiếng xe bò chở lúa đang lạch cạch ngoài kia.

Treo tranh làng quê ở phòng ngủ cũng là một ý tưởng cũng hết sức hợp lý. Tâm trạng thả lỏng giúp cho bạn có giấc ngủ bình yên, sâu giấc. Chúng ta sẽ đi vào một giấc ngủ bé thơ. Để mơ về những ngày vô lo nghĩ đuổi bướm hái hoa.

Treo tranh phong cảnh làng quê trong phòng làm việc mặc dù ít ý nghĩa hơn. Nhưng cũng không phải một lựa chọn tồi. Với nhịp sống đô thị hóa, đang xóa sổ nhiều làng quê. Thì bức tranh có thể là lời nhắc chúng ta trong những quyết định công việc.

Tranh làng quê cũng rất được ưa chuộng tại các quán cafe đọc sách. Đây cũng là một cách truyền bá văn hóa gốc cho những người trẻ tuổi. Con người có chiều sâu thích tìm về những gì thuộc về bình dị và hoài cổ.

Kết luận

Tranh phong cảnh làng quê rất được yêu thích vì giá trị nhân văn. Nếu bạn muốn trang trí căn phòng, tranh làng quê chắc hẳn là sự lựa chọn hàng đầu bạn nên nghĩ tới.

5/5 - (30 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *